Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

An Giang: Chính sách cho Người có uy tín phát huy hiệu quả trong vùng DTTS

Phương Nghi - 12:10, 13/06/2024

Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang được xem là “cầu nối” của các cấp chính quyền trong việc vận động bà con chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, góp phần xây dựng bộ mặt phum sóc ngày càng phát triển, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang (bìa trái) thăm hỏi và chúc mừng Hòa thượng Chau Cắt (bìa phải) nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024
Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang (bìa trái) thăm hỏi và chúc mừng Hòa thượng Chau Cắt (bìa phải) nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024

An Giang hiện có 63 Người có uy tín. Thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều chính sách đối với Người có uy tín trong vùng DTTS; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS… Theo đó, Người có uy tín luôn tiên phong, gương mẫu trong các phong trào ở địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Những Người có uy tín trở thành tấm gương sáng có sức lan tỏa trong cộng đồng, được nhiều người học tập và làm theo.

Gắn bó cùng mái chùa từ năm 7 tuổi, Hòa thượng Chau Cắt, Sãi cả chùa Mỹ Á, phường Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang, dành cuộc đời mình cho con đường tu học, vận động, giảng dạy cho phật tử những điều hay, lẽ phải. Sư Chau Cắt chia sẻ: “Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương nên đời sống của đồng bào dân tộc Khmer bây giờ khá hơn xưa. Tuy nhiên, vẫn còn những người nghèo khó cần sự giúp đỡ. Điều tôi an tâm là bà con ở phường Núi Voi luôn chấp hành tốt pháp luật, chăm lo làm ăn để nâng cao đời sống”.

Muốn bà con tin và làm theo thì trước tiên bản thân và các thành viên trong gia đình mình cũng phải gương mẫu. Phải chí thú làm ăn, sẵn lòng giúp đỡ mọi người khi họ cần, từ đó mới kêu gọi được mọi người cùng chung tay, góp sức xây dựng để quê mình ngày càng giàu, đẹp”.

Ông Chau Chên, Người có uy tín trong đồng bào DTTS Khmer tại xã Cô Tô, huyện Tri Tôn

Bí thư Đảng ủy phường Núi Voi Nguyễn Văn Dương cho biết: “Sư Chau Cắt là người đóng góp lớn trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào Khmer chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia hoạt động an sinh xã hội tại địa phương. Sư Chau Cắt là “cầu nối” quan trọng, giúp địa phương và đồng bào dân tộc Khmer ngày càng gắn bó, cùng xây dựng quê hương giàu mạnh”.

Mùa mưa này, có dịp trở lại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, chúng tôi cảm thấy bất ngờ trước sự đổi thay của bộ mặt nông thôn nơi đây. Những tuyến đường nội bộ liên ấp lầy lội, um tùm cây dại ngày nào giờ được chỉnh trang, nâng cấp. Ở phía Nam núi Cấm thuộc ấp An Thạnh, xã An Hảo được mở rộng đến 6m, dài gần 9km, giúp các phương tiện giao thông đi lại dễ dàng. Hai bên đường, người dân còn tự nguyện lắp đèn chiếu sáng, vừa bảo đảm an toàn giao thông, vừa tạo cảm giác ấm áp, an toàn cho người dân sống trong phum, sóc.

Có được diện mạo này một phần cũng nhờ vào Người có uy tín Châu Chhươn. Ông Châu Chhươn cho biết: Trước khi triển khai ý tưởng, tôi tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sau đó đến từng nhà dân vận động rồi tổ chức họp bàn, thống nhất cách làm. Con đường nào cần mở rộng hay chỉnh trang đều do dân tự quyết, một khi đã đồng thuận thì người dân sẵn sàng đóng góp sức người, sức của, làm đến nơi đến chốn.

Hiện nay, trong đồng bào Khmer có không ít những Người có uy tín thành công trong làm ăn, phát triển kinh tế. Tấm gương của họ là bằng chứng sống để người dân tin tưởng, làm theo. Ngoài ra, Người có uy tín còn vận động đồng bào áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa sản xuất; giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer tại tỉnh An Giang luôn được duy trì và phát huy
Các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer tại tỉnh An Giang luôn được duy trì và phát huy

Ông Chau Chên, Người có uy tín trong đồng bào DTTS Khmer tại xã Cô Tô, huyện Tri Tôn chia sẻ: “Muốn bà con tin và làm theo thì trước tiên bản thân và các thành viên trong gia đình mình cũng phải gương mẫu. Phải chí thú làm ăn, sẵn lòng giúp đỡ mọi người khi họ cần, từ đó mới kêu gọi được mọi người cùng chung tay, góp sức xây dựng để quê mình ngày càng giàu, đẹp”.

Ông Nguyễn Tiếc Hùng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang cho biết: “Từ những đóng góp tích cực của những Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đến cuối năm 2023, số hộ nghèo của tỉnh giảm còn 2.355 hộ nghèo DTTS (chiếm 8,7% so tổng số hộ DTTS); 1.789 hộ cận nghèo DTTS (chiếm 6,6%). Thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách dân tộc, đặc biệt là chính sách phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo. Thường xuyên quan tâm chăm lo đến lợi ích vật chất, tinh thần để Người có uy tín phát huy cao nhất vai trò, nhiệm vụ của mình”. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.