Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Huyện Đăk Hà (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng - xoang các DTTS lần thứ nhất

T.Minh - 18:17, 15/09/2022

Ngày 15/9, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi cồng chiêng - xoang các DTTS huyện lần thứ nhất năm 2022. Hội thi thu hút hơn 200 nghệ nhân, thành viên các câu lạc bộ văn hóa dân gian, các đội cồng chiêng - xoang thanh thiếu niên tham gia biểu diễn.

Phần thi hát dân ca của đội nghệ nhân thôn Kon K'Lốc, xã Đăk Mar
Phần thi hát dân ca của đội nghệ nhân thôn Kon K'Lốc, xã Đăk Mar

Các đội thi đã mang đến Hội thi nhiều tiết mục đặc sắc, thể hiện được bản sắc riêng của các dân tộc. Với sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng về nội dung, đạo cụ, hình thức thể hiện, các đội thi đã thể hiện một cách chân thực, sống động các bài chiêng - xoang truyền thống; biểu diễn các bài dân ca; tái hiện lại các nghi lễ dân gian, các phong tục, tập quán gắn bó lâu đời với cuộc sống hằng ngày của các dân tộc Xơ Đăng, Ba Na đang sinh sống trên địa bàn huyện, như hát mừng nhà rông mới, mừng mùa lúa mới; rủ nhau đi trỉa lúa; đồng bào Tây Nguyên nhớ ơn Bác Hồ; tái hiện lễ cưới…

Hội thi cồng chiêng - xoang các DTTS huyện Đăk Hà là ngày hội sinh hoạt văn hóa tinh thần, tạo môi trường giao lưu, phát triển văn hóa, giới thiệu, quảng bá giá trị di sản văn hóa truyền thống, góp phần phát triển kinh tế du lịch tại địa phương.

Hội thi cũng là dịp để cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đánh giá sát, đúng thực trạng bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn huyện. Qua đó, tiếp tục quan tâm làm tốt công tác sưu tầm, ghi chép những bài chiêng; duy trì những sinh hoạt văn hóa, âm nhạc dân gian gắn với tổ chức tốt các hoạt động truyền dạy, biểu diễn… nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thưởng thức văn hóa cồng chiêng của Nhân dân.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.