Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Huy động tối đa mọi nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Hồng Minh - 08:26, 21/04/2022

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 27/2022/NĐ-CP Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Trong đó quy định huy động tối đa nguồn vốn tín dụng thực hiện chương trình MTQG thông qua các chính sách tín dụng cho từng đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư từng chương trình MTQG. Nghị định 27/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 19/4/2022.

Huy động tối đa nguồn vốn tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia thông qua các chính sách tín dụng cho từng đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư từng chương trình mục tiêu quốc gia
Huy động tối đa nguồn vốn tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia thông qua các chính sách tín dụng cho từng đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư từng chương trình mục tiêu quốc gia

Huy động tối đa vốn tín dụng thực hiện các Chương trình MTQG

Về việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện các Chương trình MTQG, Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định: Vốn NSNN thực hiện các Chương trình MTQG được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính 5 năm và được cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách hằng năm theo từng nguồn vốn.

Theo đó, ngân sách Trung ương bảo đảm cân đối, bố trí để thực hiện Chương trình MTQG theo tổng mức đã được Quốc hội phê duyệt trong chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm.Còn ngân sách địa phương bảo đảm cân đối, bố trí vốn đối ứng thực hiện các chương trình MTQG. Tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện từng Chương trình MTQG do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Việc phân bổ và giao vốn nguồn ngân sách Trung ương cho các cơ quan chủ quản chương trình phải tuân thủ các nguyên tắc như: Tuân thủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bố vốn ngân sách Trung ương thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp tiến độ thực hiện kế hoạch giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Trên cơ sở kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao, kết quả huy động vốn đối ứng từ ngân sách địa phương , kết quả giải ngân vốn năm thực hiện.

Đối với việc phân bổ vốn NSNN tại địa phương thực hiện theo quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn NSNN của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Cũng theo Nghị định mới ban hành, các nội dung được NSNN bảo đảm thực hiện gồm có: Thực hiện nội dung, hoạt động, dự án đầu tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư Chương trình MTQG. Ưu tiến thực hiện hoạt động đầu tư, bảo trì công trình xây dựng, hỗ trợ phát triển sản xuất; Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát, đánh giá Chương trình MTQG; Hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG ở trung ương và địa phương.

Việc thanh toán, quyết toán vốn NSNN thực hiện chương trình MTQG theo quy định của Chính phủ về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, các quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Huy động vốn đóng góp trên tinh thần tự nguyện

Huy động tối đa nguồn vốn tín dụng thực hiện Chương trình MTQG thông qua các chính sách tín dụng cho từng đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư từng Chương trình MTQG. Cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các chương trình MTQG; căn cứ các chính sách tín dụng của Nhà nước, UBND cấp tỉnh trình HĐND củng cấp quyết định quy mô, bố trí ngân sách địa phương thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực, nội dung, hoạt động thuộc từng chương trình MTQG bảo đảm phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương và quy định của pháp luật về quản lý vốn tín dụng chính sách.

Về sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của từng chính sách tín dụng và các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng; khuyến khích cho vay ủy thác qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đối với việc huy động và sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các Chương trình MTQG, Nghị định quy định: Huy động, thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật; huy động nguồn đóng góp từ nguyện của người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động), doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chương trình MTQG bảo đảm sự tham gia đóng góp phải trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.

Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư được sử dụng theo quy định của pháp luật đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện phân bổ, sử dụng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện Chương trình MTQG do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, sử dụng.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.