Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Không để “tắc” dòng vốn xây dựng nông thôn mới

Tùng Nguyên - 15:12, 17/07/2020

Để xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, tiến lên kiểu mẫu thì hầu hết địa phương cấp cơ sở đều rất cần kinh phí từ ngân sách. Trong khi đó, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM lại “tắc” ở cấp tỉnh, cấp huyện.

 Một góc trung tâm huyện Nam Trà My – địa phương sau 10 năm xây dựng NTM nhưng hiện chưa có xã nào đạt chuẩn
Một góc trung tâm huyện Nam Trà My – địa phương sau 10 năm xây dựng NTM nhưng hiện chưa có xã nào đạt chuẩn

Quảng Nam là tỉnh có nhiều huyện miền núi, đông đồng bào DTTS sinh sống. Triển khai Chương trình xây dựng NTM, Quảng Nam đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2020 có 26 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 9 xã đạt chuẩn kiểu mẫu.

Nhưng đến cuối tháng 5/2020, toàn tỉnh mới chỉ có xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc) được công nhận xã NTM nâng cao. Đặc biệt, việc triển khai xây dựng NTM ở miền núi gặp trở ngại, khi đến cuối tháng 5/2020 chưa có thôn nào ở các xã miền núi cao được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.

Một trong những nguyên nhân khiến công tác xây dựng NTM ở Quảng Nam gặp khó là do các địa phương chậm giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Theo kết quả giám sát của HĐND tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 30/5/2020, tỷ lệ giải ngân trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 9,1%. 

Trong đó có nhiều huyện tỷ lệ giải ngân dưới 5% như Nông Sơn 0,4%, Đông Giang 0,7%, Phước Sơn 0,6%, Hiệp Đức 3,3%, Nam Giang 2,2%… Thậm chí, Hội An là địa phương có tỷ lệ giải ngân 0%.

Trước tình trạng này, mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam đã ra “tối hậu thư” cho các địa phương để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn xây dựng NTM, từ đó nâng cao các tiêu chí. Cụ thể, UBND tỉnh đề ra lộ trình, đến ngày 30/9/2020, nếu UBND xã/chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Trung ương trong kế hoạch năm 2020 được giao dưới 60% thì tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chuyển vốn cho các địa phương khác có nhu cầu; trong đó xác định ưu tiên điều chuyển cho các xã trong huyện trước, sau đó mới điều chuyển cho các xã khác ngoài huyện. 

(Chuyên mục có sự phối hợp của Văn phòng điều phối NTM Trung ương) 


Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.