Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hợp tác xã ở Phú Yên: Góp phần hiệu quả xây dựng nông thôn mới

Thành Nhân - 10:53, 19/10/2020

Những kết quả đạt được sau quá trình kiện toàn, đổi mới kinh tế tập thể vùng miền núi đã hỗ trợ một phần giúp các địa phương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM). Bởi các Hợp tác xã (HTX) hoạt động không chỉ hoàn thành tiêu chí 13 về hình thức sản xuất, mà còn góp phần giúp người dân miền núi tiêu thụ nông sản, tăng thu nhập.

Hoạt động hiệu quả của các HTX miền núi không chỉ giúp địa phương xây dựng NTM mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập từ những sản phẩm đặc trưng.
Hoạt động hiệu quả của các HTX miền núi không chỉ giúp địa phương xây dựng NTM mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập từ những sản phẩm đặc trưng.

Theo Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Phú Yên, thời điểm năm 2017, số lượng HTX ở 3 huyện miền núi của tỉnh Phú Yên là Đồng Xuân, Sông Hinh và Sơn Hòa giảm từ 25 HTX xuống chỉ còn 14 HTX, khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng NTM.

Đơn cử như 2 xã Sơn Xuân, Sơn Định (Sơn Hòa) đăng ký về đích NTM năm 2018 nhưng không thực hiện được như kế hoạch. Một trong những nguyên nhân là các xã này chưa có HTX. Phải đến cuối năm 2019, 2 xã mới hoàn thành 19/19 tiêu chí, trong đó có tiêu chí 13, nhờ chính quyền các cấp quyết liệt trong vận động thành lập mới HTX. 

Ông Phạm Đình Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cho biết: Để các xã hoàn thành tiêu chí 13, từ năm 2018 đến nay, địa phương thành lập thêm 4 HTX, từ đó, góp phần đưa 2 xã Sơn Định và Sơn Xuân đạt NTM. Hiện địa phương có 4 xã đạt chuẩn NTM, phấn đấu tới cuối năm 2020 thêm 2 xã NTM nữa.

Cùng với việc thành lập mới, các cấp, ngành cũng đã có nhiều hỗ trợ để các HTX ở miền núi nâng cao chất lượng. Năm 2019, HTX Sản xuất Kinh doanh dịch vụ Xuân Long (Đồng Xuân) được hỗ trợ kinh phí mua 2 máy làm đất đa năng để đẩy mạnh cơ giới hóa. Ông Võ Văn Nhẫn, Giám đốc HTX Xuân Long cho biết: Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, đơn vị đã nâng cao chất lượng, trở thành chỗ dựa tin cậy của bà con trong phát triển kinh tế hộ. HTX hoạt động hiệu quả đã góp phần đưa xã Xuân Long về đích NTM năm 2020.

Hiện nay, nhiều chính sách được ban hành đã tạo cơ hội cho các HTX phát triển. Điển hình như Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đạt tiêu chí 13, xã phải có HTX hoạt động theo Luật HTX 2012 và có mô hình liên kết sản xuất bền vững. Từ đó, bắt buộc các địa phương phải thành lập mới và đầu tư nâng cao chất lượng HTX.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Dư, Giám đốc HTX Sản xuất Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Xuân Phước (Đồng Xuân) chia sẻ: Năm 2018, từ nguồn vốn phát triển ngành nghề nông thôn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, HTX được hỗ trợ 90 triệu đồng để mua 1 máy ép đậu phộng công nghiệp và 1 máy bóc vỏ đậu phộng. Nhờ đó, HTX xây dựng thành công sản phẩm dầu đậu phộng mang thương hiệu HTX. 

Ông Lê Thanh Lam, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Phú Yên cho biết: Mới đây, khu vực kinh tế tập thể được Chính phủ phê duyệt tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền nú giai đoạn 2021 - 2030. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của HTX, tổ hợp tác trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.