Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ứng dụng công nghệ Israel để trồng măng tây xanh: Đánh thức tiềm năng vùng đất khô hạn

Đạt Thành Nhân - 11:22, 11/05/2020

Được thành lập từ năm 2018, Hợp tác xã (HTX) Châu Rế, thôn Thành Tín, xã Phước Hải (Ninh Phước, Ninh Thuận) có 73 thành viên, toàn bộ là đồng bào dân tộc Chăm, đã ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong trồng măng tây xanh. Mô hình này đã đánh thức tiềm năng của vùng đất cát pha, thường xuyên khô hạn ở Phước Hải.

Mô hình trồng măng tây xanh ứng dụng công nghệ Israel đạt hiệu quả
Mô hình trồng măng tây xanh ứng dụng công nghệ Israel đạt hiệu quả

Bà Châu Thị Xéo, Giám đốc HTX Châu Rế, chia sẻ: “Thành Tín là vùng đất cát đầy nắng và gió, cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, HTX Châu Rế được thành lập với mong muốn đánh thức được vùng đất cát vốn đang ngủ yên trong khô hạn”.

Được Liên minh HTX Việt Nam và Tổ chức SNV (Hà Lan) hỗ trợ phát triển mô hình trồng măng tây xanh theo công nghệ Israel, HTX Châu Rế đã sử dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm/hệ thống tưới nhỏ giọt, kỹ thuật trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP, hoàn thiện điểm tập trung để tiêu thụ sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm...

HTX Châu Rế đã đứng ra liên kết các trang trại trồng măng tây xanh tại địa phương, tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ thuật, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ và bao tiêu 100% sản phẩm cho các hộ thành viên. Không chỉ tạo nguồn thu nhập ổn định cho hộ thành viên, mô hình đang tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương với mức tiền công ổn định 150.000 - 200.000 đồng/ngày.

Điều đặc biệt của HTX Châu Rế là sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, giúp tiết kiệm tối đa nguồn nước. Các vùng trồng măng tây cũng góp phần hạn chế tình trạng cát lấn, hoang mạc hóa tại địa phương. Trong quá trình canh tác, HTX sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu bệnh, dùng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh để chăm sóc cây trồng,… góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. 

Nhận thấy mô hình trồng măng tây xanh của HTX Châu Rế phát triển tốt, tháng 4/2019, xã Phước Hải đã ban hành nghị quyết thực hiện cánh đồng lớn măng tây xanh. Mô hình lần đầu tiên được đồng bào Chăm, thôn Thành Tín, xã Phước Hải đăng ký thực hiện, với diện tích khoảng 10ha. Chỉ trong thời gian ngắn, người dân đã mở rộng diện tích lên 22ha.

Tại làng Chăm Thành Tín, nhiều hộ có thu nhập khá nhờ mạnh dạn trồng cây măng tây xanh. Chị Châu Thị Cúc, thành viên HTX cho biết: Từ khi liên kết trồng măng tây với HTX, gia đình có thu nhập ổn định hàng chục triệu đồng mỗi tháng. 

“Chi phí trồng 1 sào măng tây xanh hết khoảng 45 triệu đồng (chủ yếu mua hạt giống nhập khẩu). Sau 8 tháng trồng bắt đầu thu hoạch đợt đầu tiên. Cây măng tây xanh trồng 1 lần có thể thu hoạch liên tục trong vòng 7 - 8 năm nếu chăm sóc tốt. Đây là một mô hình sản xuất hiệu quả, chị Cúc chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.