Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hơn 1.000m3 gỗ trục vớt rồi bỏ không ở Ea Súp (Đăk Lăk): Ai chịu trách nhiệm?

Hải Dương - 21:23, 16/04/2020

Hơn 1.000 m3 gỗ trị giá hàng tỷ đồng được trục vớt từ hồ Ea Súp Hạ, huyện Ea Súp (Đăk Lăk) từ gần chục năm trước. Tuy nhiên, số gỗ không được tổ chức bán đấu giá, hiện đã mục nát hoàn toàn, gây thiệt hại lớn đối với tài sản Nhà nước.

Hơn 1.000 m3 gỗ trị giá hàng tỷ đồng được trục vớt từ hồ Ea Súp Hạ, huyện Ea Súp (Đăk Lăk) nay trở thành đống gỗ mục nát bán chẳng ai mua
Hơn 1.000 m3 gỗ trị giá hàng tỷ đồng được trục vớt từ hồ Ea Súp Hạ, huyện Ea Súp (Đăk Lăk) nay trở thành đống gỗ mục nát bán chẳng ai mua

Năm 2011, Doanh nghiệp tư nhân Phước Lợi (tại thôn 7, thị trấn Ea Súp) có tờ trình UBND huyện Ea Súp, xin trục vớt, tận thu gỗ cành ngọn còn sót lại ở hồ Ea Súp Hạ và được chính quyền đồng ý. Sau đó, Công ty này đã trục vớt được khối lượng gỗ hơn 1.000 m3, từ nhóm II đến nhóm VIII. Tổng giá trị tài sản tại thời điểm trục vớt được ước tính gần 2 tỷ đồng.

Vậy nhưng, đã gần 10 năm trôi qua, số gỗ nói trên bị "bỏ mặc" giữa nắng mưa, nằm lăn lóc trong vườn nhà dân và mục nát, hao hụt, mất hết giá trị sử dụng. Theo đánh giá của Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp, số gỗ trên giờ có bán cũng chẳng ai mua vì không còn giá trị sử dụng.

Liên quan đến sự việc này, năm 2017, Hội đồng Nhân dân huyện Ea Súp có báo cáo số 37 về kết quả giám sát việc trục vớt, quản lý và tổ chức bán đấu giá số gỗ này. Báo cáo có đoạn: “Do tài sản không còn nguyên trạng, đa phần bị mục nát nên việc tổ chức kiểm đếm, đánh giá lại chất lượng gỗ còn lại gặp nhiều khó khăn".

Bà Phùng Thị Hương bức xúc vì gần chục năm nay gỗ tập kết trong vườn khiến gia đình không có đất canh tác
Bà Phùng Thị Hương bức xúc vì gần chục năm nay gỗ tập kết trong vườn khiến gia đình không có đất canh tác

Bà Phùng Thị Hương, người dân thôn 7, thị trấn Ea Súp, chủ khu vườn chứa số gỗ trên bức xúc cho biết: “Đầu tiên, họ bảo thuê diện tích đất vườn của tôi 500.000 đồng/tháng để làm kho. Nhưng từ năm 2011 đến nay, chưa ai thanh toán cho tôi đồng nào, tôi rất mong muốn Nhà nước có hướng giải quyết để tôi có đất canh tác”.

Như vậy, từ một số lượng gỗ lớn lớn trị giá hàng tỷ đồng, tuy nhiên vì nhiều lý do mà sau gần 10 năm chỉ còn một đống gỗ mục bán chẳng ai mua. Dư luận hết sức quan tâm cách giải quyết của UBND huyện Ea Súp và UBND tỉnh Đăk Lăk về vấn đề này.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.