Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội viên nông dân người Vân Kiều tiêu biểu ở Tân Lập

Minh Long - 16:45, 29/06/2023

Anh Hồ Văn Khun, người dân tộc Vân Kiều ở bản Cồn, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) là một nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó. Đặc biệt, anh luôn biết cách tìm tòi, sáng tạo, tích cực chuyển đổi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, anh đã từng bước khắc phục khó khăn, mở rộng sản xuất và vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Anh Khun (bên phải) chia sẻ về kinh nghiệm trồng sắn -Ảnh: K.S
Anh Khun (bên phải) chia sẻ về kinh nghiệm trồng sắn -Ảnh: K.S

Theo đánh giá của Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lập Nguyễn Trung Hiếu, anh Khun là một hội viên, cán bộ Chi hội Nông dân bản Cồn luôn tích cực tham gia các hoạt động của hội, đặc biệt là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.

Gia đình anh Khun cũng từng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do đất đai ít, nhưng nhờ thay đổi cách làm, biết cách tích lũy và vay vốn ưu đãi để đầu tư mua, thuê thêm đất để sản xuất.

Từ gia đình khó khăn về kinh tế, anh trở thành hộ có thu nhập từ trồng sắn cao nhất trong bản, có năm lên đến 160 triệu đồng. Đây là một trong những hội viên nông dân người Vân Kiều tiêu biểu của xã Tân Lập.

Trước đây, cũng như bao hộ nông dân khác ở địa phương, gia đình anh Khun sống dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng do diện tích đất canh tác ít nên gặp khó khăn.

Nhận thấy đất đai ở bản cũng như các vùng lân cận khá phì nhiêu, màu mỡ, trong khi đó một số hộ để đất bỏ hoang do bận kinh doanh, buôn bán không có công làm, anh Khun quyết định thuê hơn 2 ha đất để trồng sắn và 6 sào ruộng trồng lúa nước tại thôn Tân Sơn và Tân Trung.

Cùng với kinh nghiệm trồng sắn của bản thân, anh tích cực học hỏi thêm kinh nghiệm từ các mô hình trồng trọt hiệu quả trong vùng để mở rộng sản xuất, tập trung đầu tư trồng sắn KM94 và trồng lúa nước. Quá trình sản xuất, anh thấy tại địa phương cũng như các vùng lân cận, nông dân sản xuất lúa nước chủ yếu làm thủ công nên tốn nhiều thời gian và công sức, anh đã học hỏi, nghiên cứu cách sử dụng các loại máy móc phục vụ sản xuất lúa nước, trong đó thiết thực nhất là máy phay ruộng và máy đùn lúa.

Đây là hai loại máy móc hỗ trợ công làm đất cũng như thu hoạch lúa, giải phóng sức lao động cho nông dân. Sau khi nghiên cứu kỹ, năm 2020 anh đầu tư hơn 100 triệu đồng mua 2 máy phay ruộng, 1 máy đùn lúa về phục vụ sản xuất của gia đình và làm dịch vụ phục vụ người dân. Anh Khun trở thành người dân tộc thiểu số đầu tiên trên địa bàn xã Tân Lập mạnh dạn đầu tư máy móc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp.

Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Hướng Hóa, Quảng Trị vẫn còn hạn chế
Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Hướng Hóa, Quảng Trị vẫn còn hạn chế

Sự thay đổi trong suy nghĩ và cách làm về việc đưa cơ giới vào sản xuất lúa nước đã giúp gia đình anh và người dân địa phương giải quyết nhanh gọn và hiệu quả việc đồng áng. Mỗi vụ mùa, anh Khun thu nhập từ dịch vụ này trên 50 triệu đồng. Ngoài ra, lúc nông nhàn anh Khun còn đi làm thợ xây trong và ngoài địa phương.

Nhờ có máy móc hỗ trợ, đến nay, anh Khun đã nâng diện tích đất sản xuất của gia đình lên 8 ha trồng cây hàng năm, 8 sào ruộng trồng lúa nước.

Bên cạnh đó, anh cũng tuân thủ chặt chẽ kiến thức khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt nên sắn và lúa nước đều phát triển tốt, cho năng suất cao.

Bình quân mỗi năm, gia đình anh thu hoạch trên 60 tấn củ sắn tươi, thu về hơn 150 triệu đồng. 8 sào lúa cũng cho năng suất khá, mỗi năm thu hoạch khoảng 4,5 tấn, đảm bảo chủ động được nguồn lương thực quanh năm cho gia đình. Tận dụng đồng cỏ tươi tốt và phụ phẩm nông nghiệp, anh còn chăn nuôi bò.

Hiệu quả bước đầu từ sản xuất và chăn nuôi đã giúp gia đình anh Khun thoát nghèo và có cơ sở để tiếp tục mở rộng phát triển sản xuất.

Anh Khun cho biết: “Để phát triển kinh tế hiệu quả, theo tôi cần biết kết hợp trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; nắm bắt kịp thời chủ trương, định hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của chính quyền địa phương. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình hiện tại, đa dạng hóa thêm cây trồng, vật nuôi, tăng cường làm dịch vụ nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho gia đình”.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.