Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Hội thảo chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật tại Bình Thuận

NA - 14:27, 21/10/2022

Trong 2 ngày (19-20/10), Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thảo chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật khu vực phía Nam (gồm 6 tỉnh) tại tỉnh Bình Thuận.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải phát biểu khai mạc Hội thảo
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải phát biểu khai mạc Hội thảo

Tham dự và chỉ đạo Hội thảo có đồng chí Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Hoàng Đức Thành, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ủy ban Dân tộc, Thiếu tướng Thùng Văn Nghiểm, Phó Cục trưởng Cục an ninh nội địa cùng hơn 120 đại biểu là lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu; các đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, huyện, tuyên truyền viên, hoà giải cơ sở; bí thư chi bộ, trưởng thôn, ấp, các già làng, Người có uy tín trong đồng bào DTTS, chức sắc, chức việc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Hội thảo nhằm trao đổi về kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật và nội dung chính sách pháp luật cần phổ biến sâu rộng tại các địa phương để triển khai thực hiện tốt Dự án 10 (tiểu dự án 1) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I (2021-2025) và Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (theo Nghị quyết 10/NQ-CP của Chính phủ).

Thiếu tướng Thùng Văn Nghiểm, Phó Cục trưởng Cục an ninh nội địa tham gia phần tham luận.
Thiếu tướng Thùng Văn Nghiểm, Phó Cục trưởng Cục an ninh nội địa tham gia tham luận tại Hội thảo

Tại Hội thảo, đã có 15 tham luận và ý kiến phát biểu trao đổi, chia sẻ về những kinh nghiệm cụ thể trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS trên địa bàn. Trong đó, tập trung vào kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và lựa chọn nội dung, hình thức và các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả; kinh nghiệm phổ biến giáo dục pháp luật cho người DTTS ở một số quốc gia có giá trị tham khảo cho Việt Nam; kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật, đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền thù địch của các thế lực phản động trong vùng đồng bào DTTS...

Từ những kinh nghiệm, cách làm hay, mô hình hiệu quả, các đại biểu đã phổ biến, chia sẻ để từ đó nhân rộng mô hình. Đồng thời trao đổi, thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào vùng DTTS và miền núi. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị, đề xuất, giải pháp đặc thù để nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến giáo dục phù hợp với phong tục, tập quán và tình hình thực tiễn của đồng bào vùng DTTS và miền núi từng địa phương.

Ông Hoàng Đức Thành, Vụ trưởng Vụ Pháp chế đại diện Ủy ban Dân tộc trình bày tham luận.
Ông Hoàng Đức Thành, Vụ trưởng Vụ Pháp chế đại diện Ủy ban Dân tộc trình bày tham luận.

Cũng tại Hội thảo, các đại biểu còn thảo luận về thực trạng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Thuận; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 10 Chương trình mục tiêu quốc gia; Phổ biến, giáo dục pháp luật khu vực miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa; Thực trạng và kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả; Một số kinh nghiệm, cách làm hay trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật đối với đồng bào DTTS của xã, thôn, bản.

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải khẳng định, các tham luận và ý kiến phát biểu của các đại biểu đã tập trung làm rõ một số kết quả và kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật. Nhất là việc lựa chọn nội dung, hình thức và các mô hình hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, tập quán, văn hóa của đồng bào DTTS; đánh giá được những khó khăn, vướng mắc và có đề xuất, kiến nghị các giải pháp bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác này. Những ý kiến này sẽ là nguồn thông tin quan trọng để Ủy ban Dân tộc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện...

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.

Thông qua Hội thảo, giúp cho các đại biểu hiểu rõ hơn về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào DTTS, những khó khăn và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện. Qua đó, mỗi đại biểu sẽ có nhận thức riêng, chủ động áp dụng linh hoạt những kinh nghiệm để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với đồng bào DTTS tại địa phương mình.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.