Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội thảo bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam

Lam Anh - 15:31, 27/05/2022

Sáng 27/5, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo Phổ biến và triển khai Chỉ thị số 4/CT-TTG ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

Tại hội thảo, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nêu thực trạng săn bắt, buôn bán chim hoang dã, di cư. Ảnh: Thùy Linh
Tại Hội thảo, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nêu thực trạng săn bắt, buôn bán chim hoang dã, di cư . Ảnh: Thùy Linh

Việt Nam sở hữu 63 vùng chim quan trọng toàn cầu, 7 vùng chim đặc hữu và được xác định là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư. Đến nay, có hơn 900 loài chim đã được phát hiện ở Việt Nam, trong đó 99 loài cần ưu tiên bảo tồn.

Các vùng chim hoang dã, di cư như các vườn quốc gia: Xuân Thủy (Nam Định), Tràm Chim (Đồng Tháp), Mũi Cà Mau (Cà Mau) và nhiều khu vực khác đã tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng của Việt Nam, góp phần bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đồng thời phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Vài năm trở lại đây, quần thể chim di cư đang suy giảm nghiêm trọng tại Việt Nam nói riêng và nhiều nước châu Á nói chung. Nguyên nhân là do sự phát triển nhanh chóng xuyên suốt châu Á đã dẫn đến việc mất đi một khu vực rộng lớn các vùng đất ngập nước ven biển và tình trạng săn bắt, bẫy bắt trái phép các loài chim. Hoạt động săn bắt, tận diệt bằng lưới, súng săn, đã tiếp tay cho các nhà hàng buôn bán, tiêu thụ chim hoang dã trái pháp luật. Đây cũng là hành vi tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, mất cân bằng đa dạng sinh học, đe dọa sự phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới.

Tăng cường bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
Tăng cường bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam

Nhận thức được sự nghiêm trọng của tình trạng này, Việt Nam đã và đang tăng cường nhiều nỗ lực để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư. Mới đây, ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng đã giao trách nhiệm cho các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tăng cường bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư.

Để bảo tồn chim hoang dã, chim di cư, thời gian qua, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học cũng đang tích cực rà soát, xây dựng và trình ban hành các quy định, hướng dẫn bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư. Phối hợp với các tổ chức bảo tồn liên quan thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát các đường bay quan trọng của các loài chim di cư. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền về bảo tồn chim hoang dã, di cư.

Tại Hội thảo, các chuyên gia và các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về giải pháp và tổ chức triển khai Chỉ thị, trong đó nhấn mạnh việc rà soát, xây dựng và trình ban hành các quy định; hướng dẫn bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư; tăng cường truyền thông về Chỉ thị; lồng ghép triển khai Chỉ thị trong triển khai các quy định về bảo tồn đất ngập nước và đa dạng sinh học.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.