Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tập huấn thông tin về công tác dân tộc, tôn giáo

Minh Anh - 07:19, 28/03/2024

Ngày 26/3, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã tổ thức buổi tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin về công tác dân tộc, tôn giáo. Tham dự buổi tập huấn có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh; Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền. Buổi tập huấn diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại các điểm cầu tỉnh, thành với sự tham gia của các Ban, đơn vị thuộc Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN các tỉnh, thành.

Các đại biểu tham dự buổi tập huấn
Các đại biểu tham dự buổi tập huấn

Phát biểu khai mạc buổi tập huấn, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền cho rằng, phụ nữ DTTS bên cạnh những tiến bộ thì vẫn đang còn chịu nhiều thiệt thòi, hạn chế về tiếp cận chính sách, dịch vụ cũng như ý thức, nhận thức về quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, gia đình và cộng đồng. Đặc biệt, thời gian qua đã có nhiều hiện tượng tôn giáo mới (còn gọi là "đạo lạ") trong vùng đồng bào DTTS, vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, khu vực biên giới. Vì vậy, chúng ta cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ DTTS đi theo các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng…

Tại buổi tập huấn, PGs.Ts. Lê Ngọc Thắng - Tổng Biên tập Tạp chí Dân tộc và Thời đại, đã đề cập đến những vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ DTTS trong tình hình hiện nay cũng như các giải pháp tuyên truyền hiệu quả.

Theo PGs.Ts. Lê Ngọc Thắng, phụ nữ các DTTS là môt bộ phận hữu cơ của phụ nữ Việt Nam, là một bộ phận dân cư trong công đồng các dân tộc; là chủ thể đang và sẽ tạo dựng, phát triển các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội… của địa phương và quốc gia. Phụ nữ các DTTS có vai trò và vị trí đặc thù trong phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi, trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phụ nữ các DTTS là lực lượng chính trị, xã hội, lực lượng lao động là đối tượng xã hội chịu tác động và thụ hưởng của các chiến lược, chính sách phát triển của quốc gia, các địa phương, của các ngành, lĩnh vực…

Tuy nhiên hiện nay, với lý do chủ quan và khách quan khác nhau, phụ nữ các DTTS bên cạnh những sự tiến bộ quan trọng trong tiếp cận với sự phát triển chung của quốc gia và các địa phương, họ đang còn chịu nhiều thiệt thòi, hạn chế về tiếp cận chính sách, với các dịch vụ công về văn hóa, y tế, giáo dục, bình đẳng giới, thông tin truyền thông… cũng như ý thức, nhận thức về giới, về quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, gia đình…trong hội nhập và phát triển, rút ngắn khoảng cách để tiến kịp trình độ phát triển chung của địa phương và quốc gia.

Các đại biểu tham dự buổi tập huấn được cung cấp thêm những kiến thức bổ ích về dân tộc, tôn giáo, góp phần giúp cán bộ Hội LHPN các cấp làm công tác dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là ở vùng DTTS
Các đại biểu tham dự buổi tập huấn được cung cấp thêm những kiến thức bổ ích về dân tộc, tôn giáo, góp phần giúp cán bộ Hội LHPN các cấp làm công tác dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là ở vùng DTTS

Đó chính là vấn đề đặt ra, là yêu cầu và đòi hỏi khách quan của hệ thống chính trị cần phải tiến hành hoạt động tuyên truyền đối với Phụ nữ các DTTS, tạo điều kiện trước hết về nâng cao nhận thức một cách toàn diện để chị em tiếp cận với sự phát triển chung của địa phương, quốc gia, xã hội, không bị bỏ lại phía sau

Chiều cùng ngày, hội nghị tập huấn đã được lắng nghe PGs.Ts. Giảng viên cao cấp Đỗ Lan Hiền - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, khái quát về tình hình tôn giáo ở nước ta, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo; Những vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo cần quan tâm trong công tác vận động phụ nữ hiện nay như đạo mới, đạo lạ, tà đạo, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vì mục đích chính trị, trục lợi; ứng xử của cán bộ Hội các cấp…

Buổi tập huấn đã cung cấp thêm những kiến thức bổ ích về dân tộc, tôn giáo, góp phần giúp cán bộ Hội LHPN các cấp làm công tác dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là ở vùng DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi của Dự án. Tuy nhiên, mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm giải quyết có hệ thống thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.