Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Hội đồng Dân tộc khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 9

Như Tâm - 11:17, 04/05/2024

Chiều 3/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tổ chức khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 9 để thẩm tra, cho ý kiến một số nội dung thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, sẽ được Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh Thừa ủy quyền của Chính phủ tham dự phiên họp.

Các đại biểu tham dự Phiên họp toàn thể lần thứ 9 Hội đồng Dân tộc
Các đại biểu tham dự Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc

Tham dự phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc (HĐDT) có: Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐDT của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh; Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr; Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn - Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Thiếu tướng Thùng Văn Nghiễm - Phó Cục trưởng Cục An ninh Nội địa, Bộ Công an; các Phó Chủ tịch HĐDT của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Cao Thị Xuân, Nguyễn Minh Thành, Đinh Thị Phương Lan, Quàng Văn Hương; các Ủy viên Thường trực, Ủy viên chuyên trách của HĐDT; đại diện Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố; Văn phòng Quốc hội...

Chủ tịch HĐDT của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại phiên họp
Chủ tịch HĐDT của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại phiên họp

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐDT của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận thẳng thắn, trách nhiệm, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đi đúng trọng tâm, trọng điểm đối với các nội dung liên quan: thảo luận tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bào DTTS trong năm 2023 và quý I/2024; tình hình thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; thảo luận các dự án Luật có nhiều tác động đến lĩnh vực dân tộc, cụ thể: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi) và Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó, đề nghị tập trung vào các chính sách dân tộc, các quy định có liên quan đến đồng bào DTTS; góp ý đối với dự thảo Báo cáo thẩm tra đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình nMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 để hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7...

Trong buổi làm việc đầu tiên của phiên họp toàn thể lần thứ 9 của HĐDT có hai nội dung: Các đại biểu thảo luận về tình hình KT-XH, quốc phòng - an ninh năm 2023 và quý I/2024; nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH năm 2024 ở vùng DTTS và miền núi. Đồng thời, thẩm tra báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Bộ trưởng Hầu A Lềnh báo cáo tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trong năm 2023 và Quý I/2024 tại phiên họp
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh báo cáo tình hình KT-XH vùng đồng bào DTTS trong năm 2023 và quý I/2024 tại phiên họp

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho biết, năm 2023 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển KT-XH 5 năm 2021 - 2025. Bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, diễn biến khó lường, khó dự báo với những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn... 

Song dưới sự lãnh đạo sáng suốt, thống nhất của BCH Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự đồng hành, giám sát hiệu quả của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện của chính quyền các cấp và sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ, tham gia tịch cực của Nhân dân, nên kinh tế nước ta năm 2023 tiếp tục phục hồi, chuyên biên tích cực, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra, nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xả hội cơ bản được bảo đảm.

Đặc biệt, công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật, đạt nhiều thành tựu quan trọng, có tính lịch sử, tạo cơ hội mới, thời cơ mới để phát triển và nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Riêng năm 2024, công tác chăm lo cho đồng bào dịp Tết Nguyên đán 2024 đã được các đông chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức chính trị xã hội đã tổ chức nhiều Đoàn thăm hỏi, động viên, chúc Tết, tặng quà cho các đối tượng chính sách tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Đồng thời, UBDT đã tổ chức các Đoàn công tác đi thăm, chúc Tết, tặng quà cho Người có uy tín, hộ gia đình đồng bào DTTS nghèo, gia đình chính sách, công nhân lao động và một số đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân ở vùng biên giới tại 12 tỉnh, thành phố vùng đồng bào DTTS, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí xã hội hóa. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời hỗ trợ 12.736,905 tấn gạo cứu đói cho Nhân dân, trong đó: 10.401 tấn cho 17 địa phương trong dịp Tết Nguyên đán và 2.335,905 tấn để hỗ trợ người dân dịp giáp hạt năm 2024 cho 7 tỉnh thuộc vùng đông bào DTTS miền núi.

Về tình hình sản xuất, đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi cả nước cơ bản ổn định, tình hình thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; Các địa phương tiếp tục chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phục hồi và phát triển KT-XH theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. 

“Tuy vậy, tình hình sản xuất và đời sống của một bộ phận đồng bào vùng DTTS và miền núi còn nhiêu khó khăn. Trong những tháng đầu năm 2024, các tỉnh miền núi phía Bắc đã xảy ra một số đợt rét đậm, rét hại vào tháng 1, tháng 2 và xảy ra một số đợt mưa đá, giông lốc vào tháng 3 và tháng 4. Các tỉnh phía Nam đã và đang xảy ra nắng nóng, hạn hán trầm trọng, đặc biệt tình trạng xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa, hoa màu, cây trồng lâu năm của đồng bào. Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được các ngành chức năng tích cực thực hiện”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh nhấn mạnh. 

Trong nội dung thảo luận về tình hình KT-XH, quốc phòng - an ninh năm 2023 và quý I/2024 đã được đại diện Bộ đội Biên phòng và Bộ Công an đã báo cáo trước phiên họp những kết quả mà hai cơ quan thực hiện trong vùng DTTS đang phát huy hiệu quả, đã từng bước góp phần phát triển KT-XH bền vững, duy trì ổn định  ở khu vực biên giới, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Với nội dung thẩm tra báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thừa ủy quyền của Chính phủ, đã thông qua tóm tắt Tờ trình của Chính phủ, về việc hoàn thiện báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.  

Theo tờ trình, Chương trình được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào DTTS. Đây là chương trình MTQG mới, gồm nhiều dự án, tiểu dự án thành phần với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan trung ương cùng tham gia chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần. Đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Các đại biểu cùng chụp ảnh lưu niệm cùng Bộ trưởng UBDT Hầu A Lềnh và Chủ tịch HĐDT Y Thanh Hà Niê Kđăm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và Chủ tịch HĐDT Y Thanh Hà Niê Kđăm

Với sự quan tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, thời gian vừa qua Chương trình đã được triển khai tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu tạo được những tác động tích cực tới đời sống của người dân, đặc biệt là ở khu vực các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện Chương trình, cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư Chương trình... Bên cạnh đó, Bộ trưởng Hầu A Lềnh đã nêu nhiều vướng mắc khi thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 cần được đều chỉnh để tháo gỡ khó khăn.

Thảo luận về Tờ trình của Chính phủ, về việc hoàn thiện báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, hầu hết các đại biểu đánh giá cao với các nội dung rất cụ thể và hiện đang là cái khó khi các địa phương triển khai thực hiện.

Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 9 này, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, đã có lẵng hoa chúc mừng Ngày truyền thống Cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024) đến Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh. 

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi của Dự án. Tuy nhiên, mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm giải quyết có hệ thống thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.