Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hỗ trợ cán bộ dôi dư sau sắp xếp: Cần có chính sách riêng

Sỹ Hào - 22:33, 23/07/2020

Thông tư số 13/2019/TT-BNV, ngày 6/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định một số chính sách hỗ trợ đối với cán bộ dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Nhưng để động viên khích lệ và giảm thiệt thòi cho những người dôi dư do chủ trương sáp nhập, các địa phương cũng sớm thông qua các chính sách hỗ trợ riêng.

Giảm biên chế là chủ trương đúng, nhưng cần có chính sách hỗ trợ phù hợp cho cán bộ dôi dư. (Ảnh minh họa)
Giảm biên chế là chủ trương đúng, nhưng cần có chính sách hỗ trợ phù hợp cho cán bộ dôi dư. (Ảnh minh họa)

Hàng nghìn cán bộ dôi dư sau sắp xếp

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính giúp tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương, giảm được số lượng lớn cán bộ, công chức cấp xã và giảm được gánh nặng của ngân sách Nhà nước. Đề án sắp xếp các huyện, xã giai đoạn 2019 - 2021, có 45 tỉnh, thành phố sẽ thực hiện sắp xếp các huyện, xã.

Theo số liệu của Bộ Nội vụ, đến nay, cả nước giảm 545 xã, trong đó một số tỉnh giảm nhiều như Hòa Bình giảm 59 xã, Cao Bằng giảm 38 xã, Phú Thọ giảm 52 xã, Hà Tĩnh giảm 46 xã, Thanh Hóa giảm nhiều nhất, tới 76 xã... Sau sắp xếp, số công chức cấp huyện dôi dư là 428 người, công chức cấp xã dôi dư là 9.534 người, số hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư là 6.913 người.

Chỉ tính riêng tỉnh Nghệ An, theo Tờ trình số 3788/TTr-UBND ngày 17/6/2020 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ cán bộ dôi dư sau sáp nhập, toàn tỉnh có 784 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 701 Phó trưởng Công an xã và 1.109 Công an viên thường trực dôi dư do sau khi bố trí Công an chính quy về đảm nhiệm vị trí này ở cấp xã, thị trấn.

Thực tế, khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã là vấn đề sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức dôi dư. Cứ hình dung mỗi cán bộ, công chức đều đang ở một vị trí công tác, khi tiến hành sáp nhập phải sắp xếp lại, phải thay đổi vị trí công tác, có trường hợp phải giải quyết cho nghỉ, cho thôi việc hoặc tinh giản biên chế. Vì vậy, cần phải tiến hành và giải quyết làm sao cho có lý, có tình, được cả cái chung và cái riêng.

Cần cơ chế hỗ trợ đặc thù

Trong báo cáo gửi Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), Bộ Nội vụ nêu rõ: Thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ và Thông tư số 13/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ, các địa phương đều cam kết và có phương án, lộ trình chi tiết giải quyết dứt điểm số cán bộ dôi dư trước năm 2022. Nhưng sau khi Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, trong quá trình triển khai, các địa phương lại phản ánh về Bộ Nội vụ, việc giải quyết các chính sách đối với những người dôi dư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, khó bảo đảm hoàn thành trước năm 2022.

Cụ thể, trong giai đoạn 2019 - 2021, các địa phương có phương án giải quyết dứt điểm được số cán bộ, công chức cấp huyện dôi dư là 146 người, trong đó riêng số người đến tuổi nghỉ hưu là 53 người; giải quyết được số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư là 7.006 người, trong đó đến tuổi nghỉ hưu là 1.276 người; và giải quyết được số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư là 6.705 người.

Như vậy, vẫn còn 282 cán bộ, công chức cấp huyện, 2.528 cán bộ, công chức cấp xã và 208 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư, các địa phương vẫn còn lúng túng, chưa có phương án giải quyết.

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/2019/TT-BNV, đối với cán bộ dôi dư sau sắp xếp sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ 1 lần. Ngoài ra, trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ riêng. Như vậy, cơ sở pháp lý để ban hành chính sách riêng của địa phương để hỗ trợ đội ngũ cán bộ dôi dư đã có, quan trọng nhất là các địa phương sẽ thực thi như thế nào.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.