Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả từ mô hình du lịch cộng đồng tại Hà Giang

Văn Hoa - 11:01, 30/01/2023

Những năm qua, mô hình “du lịch cộng đồng” tại Hà Giang có bước phát triển mạnh mẽ, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Nhờ đó mà đời sống kinh tế - xã hội của vùng đất Hà Giang có nhiều khởi sắc. Có thể nói, Hà Giang là một hình mẫu về sự thành công của phát triển du lịch cộng đồng ở nước ta.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh (áo trắng đứng giữa) và du khách quốc tế tham gia trải nghiệm du lịch tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông tại xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc. (Nguồn ảnh: Mỹ Yên)
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh (áo trắng đứng giữa) và du khách quốc tế tham gia trải nghiệm du lịch tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông tại xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc. (Nguồn ảnh: Mỹ Yên)

Mô hình du lịch độc đáo

Hà Giang có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, nổi tiếng với nhiều đặc sản, sản vật, ẩm thực độc đáo. Kết hợp với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, Hà Giang là một điểm đến hấp dẫn với nhiều mô hình du lịch  khác nhau, trong đó nổi bật là du lịch cộng đồng.

Làng văn hóa (LVH) du lịch cộng đồng dân tộc Mông, xã Pả Vi (Mèo Vạc) hiện có 28 gia đình làm homestay kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Đây là một điểm đến hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa Mông ở vùng cao núi đá.

Một góc Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, xã Pả Vi (Mèo Vạc)
Một góc Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, xã Pả Vi (Mèo Vạc)

Để tạọ thêm sức hấp dẫn thu hút khách, mỗi căn Homestay được làm từ nguyên liệu chủ yếu là gỗ, mái ngói âm dương, tường rào trước cửa bằng đá xếp, trong nhà có trang trí thêm các vật dụng, dụng cụ lao động, trang phục người Mông, trồng hoa ngoài sân Thứ 7 hàng tuần, đội văn nghệ của LVH sẽ biểu diễn miễn phí tại nhà cộng đồng thôn, tổ chức nhiều chương trình, chợ phiên vào các ngày nghỉ lễ

Anh Hoàng Văn Sên - dân tộc Giáy, chủ Homestay A Sên cười tươi, với giá thuê khoảng 400 - 600 nghìn đồng/tháng, tháng cao điểm vào mùa Đông, doanh thu khoảng 60 triệu đồng, trừ chi phí lãi được khoảng 25 - 30 triệu đồng. 

Ông Nguyễn Văn Lưu - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Mèo Vạc chia sẻ: Những năm gần đây, LVH du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, được đánh giá là mô hình điển hình trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện biên giới Mèo Vạc, thu hút rất đông khách du lịch tìm đến Mèo Vạc tham quan, nghỉ dưỡng. Hoạt động của LVH đang góp phần quan trọng bảo tồn bản sắc văn hóa; thúc đẩy du lịch địa phương phát triển, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Tương tự, thôn Nặm Đăm có 28 hộ làm dịch vụ homestay đủ tiêu chuẩn đón khách với năng lực phục vụ 150 khách/ngày đêm. Tại đây, du khách có thể nghỉ ngơi trong nhà trình tường của người Dao, tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt cùng người dân... thưởng thức những món ăn độc đáo mang đậm truyền thống của dân tộc Dao được chế biến từ nông sản thu hái trên rừng, dưới suối như măng chua, măng đắng, canh đắng, cơm lam, nộm hoa chuối rừng, lợn rừng quay, gà đồi, rượu ngô...

Du lịch cộng đồng mang tới cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị về văn hóa, phong tục tập quán của người dân các DTTS. (Ảnh TL)
Du lịch cộng đồng mang tới cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị về văn hóa, phong tục tập quán của người dân các DTTS. (Ảnh TL)

Với các hoạt động du lịch phong phú, năm 2022, thôn Nặm Đăm đón khoảng 8.500 lượt khách du lịch, trong đó hơn 30% khách quốc tế. Tổng doanh thu trên 2 tỷ đồng.

Anh Hoàng Ngọc Tùng - đến từ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Khi đến du lịch Hà Giang, tôi lựa chọn lưu trú tại Homestay thay vì ở khách sạn để có thể gần gũi hơn với người dân, hiểu rõ hơn bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc.

Nâng cao chất lượng cuộc sống

Có thể thấy, trong những năm trở lại đây, du lịch cộng đồng tại Hà Giang đã góp phần tạo cơ hội, việc làm cho người dân, tăng nguồn thu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một số điểm du lịch đã và đang được vận hành, khai thác hiệu quả, thu hút nhiều du khách đến tham quan như: Trải nghiệm LVH du lịch cộng đồng Nặm Đăm (Quản Bạ); LVH du lịch cộng đồng Pả Vi (Mèo Vạc); Làng du lịch cộng đồng Lô Lô Chải, LVH du lịch thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là (Đồng Văn); Làng du lịch cộng đồng xã Du Già (Yên Minh)

Nhờ hoạt động du lịch cộng đồng đã thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo thôn, bản đã đổi thay tích cực
Nhờ hoạt động du lịch cộng đồng đã thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo thôn, bản đã đổi thay tích cực

Ngoài ra, một số địa phương quan tâm đến quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch như: Làng nghề thêu, dệt vải lanh truyền thống thôn Lùng Tám, Cán Tỷ (Quản Bạ), Cao nguyên Suôi Thầu (Xín Mần), LVH du lịch cộng đồng thôn Khâu Vai (Mèo Vạc); LVH du lịch cộng đồng thôn Tân Sơn (Bắc Quang)…

Nhờ phát triển du lịch cộng đồng, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Người dân dần tự ý thức trong bảo vệ môi trường sống, tự cải tạo cho ngôi nhà của gia đình, đường làng, ngõ xóm thêm sạch đẹp hơn; tích cực gìn giữ, bảo vệ bản sắc văn hóa, nghề truyền thống…

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.