Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả phát triển nguồn nhân lực DTTS ở Quảng Ngãi

Thành Nhân - 10:56, 18/09/2020

Xác định cán bộ người DTTS là một trong những nhân tố giữ vai trò nòng cốt ở cơ sở, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), giảm nghèo bền vững ở khu vực miền núi... trong những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã có cơ chế, chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ là người DTTS. Qua thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ này đã khẳng định được phẩm chất, năng lực chuyên môn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Sự đồng hành của cán bộ trẻ giúp người dân miền núi Quảng Ngãi phát triển kinh tế. (Ảnh minh họa)
Sự đồng hành của cán bộ trẻ giúp người dân miền núi Quảng Ngãi phát triển kinh tế. (Ảnh minh họa)

Cụ thể hóa Nghị quyết

Ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Trên cơ sở Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương xây dựng đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) công tác tại 6 huyện miền núi của tỉnh.

Theo đó, đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 1.368 CBCC cấp xã vùng DTTS, trong đó có 845 cán bộ là người DTTS. Trong số này, có 630 người có trình độ đại học, 43 người có trình độ cao đẳng, 564 người có trình độ trung cấp. Hiện có 34 cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 709 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị; 23 cán bộ có trình độ thạc sĩ.

Để có được kết quả trên, Sở Nội vụ Quảng Ngãi đã phối hợp với các cơ sở đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBCCVC cấp xã vùng DTTS và miền núi. Nhờ được đào tạo bài bản, những cán bộ trẻ người DTTS đã có những đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và được người dân tin yêu.

Đơn cử như anh Phạm Văn Thật, dân tộc Hrê, vừa tái đắc cử chức danh Bí thư Đảng ủy xã Ba Dinh (Ba Tơ), nhiệm kỳ 2020 - 2025. Năm nay mới ngoài 30 tuổi, nhưng đây là nhiệm kỳ thứ 2 anh Thật đảm nhận chức vụ này.

“Tôi được cấp trên quan tâm đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị nên đã đạt chuẩn. Bản thân cũng tự rèn luyện, trau dồi học hỏi kinh nghiệm từ các vị trí công tác khác nhau nên cũng đúc rút được một số kinh nghiệm để làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương”, anh Thật chia sẻ.

Hay như anh Phạm Văn Tâm, Đảng ủy viên, cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã Ba Dinh, được Ban Chấp hành Đảng bộ xã phân công phụ trách thôn Ka La, thôn đặc biệt khó khăn của xã. Với lợi thế là người địa phương, am hiểu tiếng nói, văn hóa, phong tục của người Hrê, anh Tâm có nhiều thuận lợi trong công tác. Do đó, đối với những vấn đề nổi cộm, bức xúc kéo dài, anh Tâm trực tiếp xuống cơ sở đối thoại, vận động, giải thích và luôn nhận được sự đồng thuận, tin tưởng trong Nhân dân.

Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ở huyện Ba Tơ, tại Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỷ lệ cán bộ là người DTTS trúng cấp ủy chiếm 38%. Sau Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Ba Tơ, gần 46% Huyện ủy viên là người DTTS.

Bí thư Huyện ủy Ba Tơ Đinh Ngọc Vỹ cho biết: Hằng năm, huyện đều rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Giai đoạn 2015 - 2020, huyện có gần 180 CBCC được đào tạo chuyên môn trình độ thạc sĩ, đại học, trong đó, cán bộ là người DTTS chiếm 74%. Từ năm 2000 đến nay, toàn huyện có 130 người tốt nghiệp đại học hệ cử tuyển và đã có 82 trường hợp được bố trí vào làm việc các cơ quan Nhà nước.

Nhờ làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC đã giúp các huyện miền núi có được nguồn cán bộ kế cận bảo đảm về trình độ và năng lực thực tiễn, đủ tiêu chuẩn cơ cấu vào cấp ủy đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ông Lê Văn Tùng, Bí thư Huyện ủy Sơn Tây chia sẻ: Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở huyện đã chú trọng công tác kiện toàn về số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã vùng DTTS. Trong đó, huyện chú trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng CBCC cấp xã, nhờ đó chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên. Đến nay, phần lớn CBCC cấp xã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác tốt.

Tại huyện Trà Bồng, đánh giá về vai trò của CBCC là người DTTS, ông Võ Văn Rân, Bí thư Huyện ủy Trà Bồng cho hay: Các CBCCVC là người DTTS trong bộ máy chính quyền có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động bà con làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính vì vậy, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Trà Bồng luôn chú trọng công tác kiện toàn về số lượng, chất lượng đội ngũ CBCCVC cấp xã vùng DTTS.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.