Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN phải gắn với thực tiễn

Hoàng Thanh- Thanh Huyền (thực hiện) - 20:01, 18/06/2020

Theo dự thảo, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2030 sẽ có tổng số 10 dự án. Trong đó, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) sẽ thực hiện nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN. Đây là tiểu dự án nằm trong Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình.Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, vùng đồng bào DTTS&MN sẽ có 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS. Về nội dung này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh

Thưa Thứ trưởng, Thứ trưởng có thể cho biết những đánh giá cơ bản về Chương trình MTQG phát KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030?

Chương trình MTQG phát triển KT- XH hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 là chương trình tổng thể, có tác động toàn diện đến mọi lĩnh vực của vùng đồng bào DTTS&MN mà đối tượng hướng đến của Chương trình là người DTTS.

Chương trình không chỉ phát triển toàn diện, bền vững về KT- XH vùng đồng bào DTTS&MN, mà còn tích hợp hơn 100 chính sách về dân tộc, giúp tập trung nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào DTTS&MN và thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, mức thu nhập của đồng bào DTTS so với mức bình quân chung của cả nước. Ngoài ra, việc xây dựng Chương trình có thời hạn 10 năm cũng sẽ khắc phục tư duy nhiệm kỳ, ngắn hạn.

Trong thời gian tới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS&MN sẽ là một trong những mũi tiến công đột phá mang lại sự phát triển nhanh, bền vững và cân bằng giữa kinh tế và xã hội, giữa các vùng miền, giữa các nhóm dân tộc và góp phần hoàn thành các mục tiêu quan trọng của đất nước cũng như làm vững chắc hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đồng bào DTTS cần được ưu tiên hỗ trợ học nghề.
Đồng bào DTTS cần được ưu tiên hỗ trợ học nghề.

Giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên DTTS là một trong những nội dung được đề cập đến trong Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030. Xin Thứ trưởng cho biết giải pháp trọng tâm để thực hiện có hiệu quả nội dung này khi Chương trình được Quốc hội thông qua?

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nghiệp cho đồng bào vùng DTTS&MN, góp phần thực hiện hiệu quả nội dung trong Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS&MN, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

Một là: Tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, chính sách đào tạo nghề cho đồng bào DTTS. Đảm bảo sự vào cuộc của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, của mỗi người dân về giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Lớp dạy nghề đan giỏ dây nhựa cho phụ nữ dân tộc Khmer ở phường Trường Lạc, quận Ô Môn (TP Cần Thơ). (Ảnh tư liệu)
Lớp dạy nghề đan giỏ dây nhựa cho phụ nữ dân tộc Khmer ở phường Trường Lạc, quận Ô Môn (TP Cần Thơ). (Ảnh tư liệu)

Hai là:  Quán triệt quan điểm trong tổ chức đào tạo nghề nghiệp “chỉ tổ chức đào tạo khi có dự báo về việc làm, thu nhập sau đào tạo” thông qua việc tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt đáp ứng yêu cầu của người lao động. Đặc biệt, Bộ sẽ nghiên cứu đào tạo các ngành, phù hợp với đặc thù phong tục, tập quán, đặc điểm KT- XH vùng đồng bào DTTS&MN và nhu cầu của thị trường lao động, nhất là đào tạo trình độ sơ cấp và ngắn hạn dưới 3 tháng, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS học nghề,  tự tạo việc làm, tham gia xuất khẩu lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Bên cạnh đó, Bộ sẽ tổ chức đặt hàng đào tạo đối với những ngành nghề mà xã hội, doanh nghiệp có nhu cầu cao, gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo.

Ba là: Tập trung nguồn lực để tăng cường các điều kiện đảm bảo cho giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu về đào tạo. Cụ thể như: tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng DTTS, miền núi, nhất là các trường dân tộc nội trú. Huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào công tác đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo quy mô, hiệu quả của công tác đào tạo nghề nghiệp cho người lao động vùng đồng bào DTTS...

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!


Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.