Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong hội nhập quốc tế

PV - 08:05, 28/08/2019

Hiện nay, tại nhiều địa phương miền núi có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng đang thiếu nguồn nhân lực du lịch có chất lượng. Việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng tại khu vực miền núi, vùng khó khăn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo sự chuyên nghiệp trong phát triển du lịch văn hóa cộng đồng là việc rất cần thiết trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Việt Nam được xếp thứ 24/141 quốc gia về tài nguyên du lịch, nhưng chỉ đứng thứ 75/141 quốc gia về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu; xếp hạng 89 về mức độ mở cửa với quốc tế.

Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch tại các địa phương còn thiếu và yếu về chất lượng kiến thức, nghiệp vụ, đặc biệt là kiến thức văn hóa dân tộc, kiến thức về vùng DTTS và ngôn ngữ dân tộc…Trước những khó khăn đó, nhiều địa phương đã và đang tập trung, tiến hành đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn du lịch, lựa chọn người dân địa phương làm lực lượng nòng cốt để phát triển du lịch.

 Huyện Lâm Bình tổ chức lớp học tiếng Anh giao tiếp miễn phí cho người dân làm du lịch trên địa bàn. Huyện Lâm Bình tổ chức lớp học tiếng Anh giao tiếp miễn phí cho người dân làm du lịch trên địa bàn.

Tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, để nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách du lịch, đặc biệt là thu hút lượng du khách quốc tế. Các cơ quan chuyên môn của huyện đã tổ chức mở các lớp như: Hướng dẫn viên du lịch, kỹ thuật chế biến các món ăn và dạy tiếng Anh giao tiếp miễn phí cho các hộ gia đình làm dịch vụ du lịch. Thông qua các lớp học đã giúp các hộ gia đình có thêm kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ du khách, qua đó, góp phần quan trọng vào việc quảng bá đến du khách trong và ngoài nước về mảnh đất, con người, văn hóa của địa phương.

Chị Bế Thị Phương, dân tộc Tày, thôn Nà Đông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình chia sẻ: “UBND huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ làm du lịch và các lớp học tiếng Anh giao tiếp miễn phí cho người dân. Được tham gia những lớp tập huấn, chúng tôi thấy rất bổ ích trong việc nâng cao chất lượng phục vụ du khách”.

Còn tại tỉnh Hòa Bình, năm 2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã mở 7 lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho gần 500 lượt cán bộ quản lý và người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Đầu năm 2019, tỉnh tiếp tục mở 6 lớp tập huấn và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho gần 200 người, trong đó tập trung vào các lĩnh vực đào tạo kỹ năng nghề cho mô hình du lịch cộng đồng; kỹ năng quảng bá thương hiệu và xây dựng văn hóa trong hoạt động kinh doanh du lịch… Tuy nhiên, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay còn ở trình độ thấp, đa số chưa được đào tạo cơ bản, chủ yếu mới qua tập huấn và bồi dưỡng ngắn hạn.

Bà Nguyễn Thị Huế, Phó Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết: Sở đã chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan xây dựng đề án cơ cấu lại ngành Du lịch đến năm 2020 nhằm phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu đến năm 2020, du lịch tỉnh đón 3,2 triệu lượt khách, tạo việc làm cho 14.000 lao động, trong đó có 4.888 lao động trực tiếp có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch. Do đó, việc đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

NGHĨA HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.