Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả công tác đào tạo nghề ở Triệu Phong

PV - 10:06, 26/02/2018

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và miền núi là giải pháp nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động, nhằm thực hiện thành công chương trình giảm nghèo. Những năm qua, công tác dạy nghề ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã được quan tâm phát triển, mang lại hiệu quả thiết thực.

Theo anh Nguyễn Hữu Trung, ở xã Triệu Ái, hiện nay thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp nên nhiều người dân đã đầu tư mua sắm máy móc như máy cày, bừa, máy gặt đập liên hoàn… Tuy nhiên, một thực tế là trong khi vận hành máy móc hư hỏng người dân phải bỏ ra số tiền không nhỏ để sửa chữa.

Dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho nhân dân ở Triệu Phong. Dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho nhân dân ở Triệu Phong.

 

Nhận thức được điều này, anh Trung và một số người trong thôn đã tìm đến Trung tâm dạy nghề huyện để học nghề sửa chữa máy móc. Sau thời gian được giáo viên hướng dẫn, anh Trung đã có thể đoán được “bệnh” của máy để sửa chữa.

Theo anh Trung việc học nghề sửa chữa không chỉ phục vụ riêng cho gia đình, mà thời gian tới, gia đình sẽ mở cửa hàng sửa chữa và mua bán phụ tùng các loại máy phục vụ nông nghiệp nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

Hiện nay, ở xã Triệu Ái đã có hơn 40 hộ nông dân được tham gia lớp đào tạo nghề sửa chữa và vận hành máy nông nghiệp do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDNNGDTX) huyện Triệu Phong tổ chức. Sau khi được đào tạo, hầu hết mọi người đều nắm được những kiến thức cơ bản về máy móc có thể tự sửa chữa máy cho gia đình, tiết kiệm và giảm chi phí sửa chữa… từ đó nâng cao được năng suất và giá trị lao động.

Không chỉ ở xã Triệu Ái mà nhiều người dân ở xã Triệu Trạch cũng được Trung tâm GDNNGDTX huyện đào tạo các nghề như nghề trồng rau an toàn, kỹ thuật chăn nuôi, thú y…

Ông Lê Đình Dũng ở thôn Vân Tường, xã Triệu Trạch, chia sẻ: Nghe tin Trung tâm GDNNGDTX huyện mở lớp dạy nghề trồng rau an toàn, tôi và một số người trong thôn tìm đến đăng ký học. Thú thật lâu nay, dân chúng tôi thường trồng rau theo kinh nghiệm, không ai nghĩ đến việc học bài bản làm gì. Tuy nhiên, qua lớp dạy nghề trồng rau an toàn, tôi mới vỡ lẽ nhiều điều, nếu làm đúng quy trình sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất. Ngay tại vườn rau, chúng tôi được thực hành cách làm đất, gieo trồng, cách chăm sóc, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy trình sản xuất rau an toàn, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng sản lượng trên cùng một diện tích. Được làm trực tiếp nên ai cũng tiếp thu nhanh, hiệu quả hơn”.

Ông Lê Văn Lai, Giám đốc Trung tâm GDNNGDTX huyện Triệu Phong cho biết: Từ năm 2010 đến nay, toàn huyện đã tổ chức được hàng trăm lớp đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho hàng ngàn lao động nông thôn. Trong đó, các nghề được đào tạo gồm: Sửa chữa máy móc, kỹ thuật chăn nuôi, thú y; trồng và sản xuất rau an toàn; kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng; trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su; kỹ thuật trồng cây cảnh; trồng lạc, ném, hoa; chế biến nước mắm; làm chổi đót; thêu ren; sửa chữa máy nông nghiệp; điện dân dụng; chăn nuôi lợn, bò… Riêng năm 2017, Trung tâm phối hợp mở và đào tạo 17 lớp nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, với gần 450 học viên lao động nông thôn.

Thông qua các lớp đào tạo nghề, đã giúp người nông dân chủ động việc làm, vận dụng được những kiến thức cơ bản học được vào thực tiễn lao động, sản xuất, nâng cao năng suất lao động và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đây được xem là một trong những bước đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động ở địa phương; Đồng thời, là tiền đề quan trọng để huyện Triệu Phong thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.