Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Hiện thực hóa ước mơ điện sáng ở Canh Liên

Thành Nhân - 10:56, 30/03/2020

Huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) hiện còn 5 làng chưa có điện lưới quốc gia, gồm các làng Chồm, Kà Bông, Cát, Canh Tiến thuộc xã Canh Liên và làng Canh Giao, thuộc xã Canh Hiệp. Không có điện, cuộc sống của bà con dân tộc Ba Na gặp nhiều khó khăn, hộ nghèo chiếm đa số.

Làng Cát là 1 trong 3 làng vừa được UBND tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương đầu tư lưới điện
Làng Cát là 1 trong 3 làng vừa được UBND tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương đầu tư lưới điện

Theo bà Trần Thị Tiếng, Phó Phòng phụ trách Phòng Dân tộc huyện Vân Canh, các làng này là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào Ba Na. Vì đường đi khó khăn cách trở, nằm biệt lập nên hệ thống lưới điện quốc gia chưa thể đến với bà con.

Cũng theo bà Tiếng, trước đây, huyện Vân Canh đầu tư cho mỗi làng một máy phát điện và hỗ trợ tiền dầu để bà con sử dụng nguồn điện mỗi ngày 2 giờ, từ 19 - 21 giờ. Nhưng vì người dân không biết cách bảo quản, giữ gìn nên máy phát điện hư liên tục.

Anh Đinh Văn Thanh, một người dân làng Cát tâm sự: Nếu không có điện thì không biết đến bao giờ người dân làng mới hết khổ, bởi tưới tiêu chỉ dựa vào nước trời nên năm được, năm mất người dân không thể phát triển kinh tế. Nhiều người muốn đào hồ để tích trữ nước, mua máy bơm về bơm nước tưới cây, hoa màu nhưng điện chưa có nên không thực hiện được.

Người dân ở các thôn làng lâu nay đều mong mỏi được đầu tư điện lưới. Ước mơ đó sắp trở thành sự thật, vì UBND tỉnh Bình Định đã quyết định đầu tư lưới điện cho 3 làng Kà Bông, Cát và Chồm.

Ông Lê Bá Thành, Bí thư Huyện ủy Vân Canh chia sẻ: “Việc UBND tỉnh quyết định đầu tư lưới điện cho 3 làng đồng bào DTTS khiến người dân rất vui mừng. Có điện không chỉ giúp bà con tiếp cận được thông tin liên lạc, nâng cao trình độ mà chắc chắn kinh tế sẽ phát triển”.

Được biết, UBND tỉnh Bình Định đã giao UBND huyện Vân Canh làm chủ đầu tư dự án với tổng kinh phí gần 15 tỷ đồng, thực hiện từ nay đến năm 2022, với việc xây dựng tuyến đường dây 22kV 2 pha dài 10,603km và các trạm biến áp… 

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.