Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bao giờ thôn Đạ M’Pô có điện?

Minh Ngọc - 23:15, 19/12/2019

Đã hơn 20 năm nay, đồng bào dân tộc Mông ở thôn Đạ M’ Pô, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, Lâm Đồng vẫn mòn mỏi chờ ánh sáng điện lưới quốc gia bừng sáng lên trong những ngôi nhà của thôn mình. Mặc dù thôn đã có đường bê tông hóa khang trang, có trạm y tế, có lớp học mầm non nhưng do chưa có điện nên đời sống của bà con vẫn luẩn quẩn trong cái nghèo.

Đường vào thôn Đạ M’ Pô đã được bê tông hóa nhưng thôn vẫn chưa có điện.
Đường vào thôn Đạ M’ Pô đã được bê tông hóa nhưng thôn vẫn chưa có điện

Tôi vào làng, người làng ngơ ngác tưởng cán bộ. Họ tay bắt mặt mừng vì nghĩ cán bộ mang điện về cho hơn 200 hộ dân là người Mông di cư ở nơi đây. Nhưng rồi niềm hân hoan giảm đi phân nửa khi tôi lắc đầu. Nhưng rồi họ vẫn cởi mở mời rượu cần, mời thịt nướng, vẫn đốt lửa vui với người khách lạ.

Người Mông di cư từ các tỉnh phía Bắc vào thôn Đạ M’Pô này. Gần 20 năm sống giữa rừng, cảnh đèn dầu leo lét mỗi đêm vẫn hiện hữu nơi đây. Họ đa phần là hộ nghèo. Người Mông ở thôn Đạ M’Pô vốn chịu khó nhưng vẫn nghèo. Đường có, trạm có, chỉ thiếu điện mà thôi. Mấy năm rồi, UBND huyện Đam Rông đã giao cho Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện làm chủ đầu tư dự án. Sau gần 3 năm, đường dây trung thế đã được kéo về thôn, thế nhưng người dân vẫn chưa được sử dụng điện lưới.

Không có điện, người dân phải dùng bếp củi, đốt đèn dầu. Lũ trẻ mỗi tối học bài cũng chong đèn dầu lên. Người lớn chẳng có cái tivi để xem tin tức, chẳng có cái gì để xem xã hội bên ngoài phát triển tới đâu để học hỏi nên cứ quanh quẩn ngày ngày lên nương lên rẫy, tối về làm vài ly rượu rồi chui vào ngủ cho tới sáng.

Những ngôi nhà không có ánh điện ở thôn Đạ M’Pô.
Những ngôi nhà không có ánh điện ở thôn Đạ M’Pô

Ông Sùng Seo Toán (47 tuổi) chia sẻ khi ánh chiều nhập nhoạng buông xuống: “Người làng mong có điện lắm! Cho lũ trẻ học bài đỡ hư con mắt, cho người làng xem tivi, xem chủ trương của Nhà nước, xem cách làm giàu của làng khác mà học tập mới mau khá được!”

Mang chuyện chờ điện của làng Bui bộc bạch với chính quyền, ông Thái Văn Phúc, Chủ tịch UBND xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông ngậm ngùi: Biết là người Mông ở thôn Đạ M’Pô khốn khó lắm, muốn đưa điện về cho làng nhưng kinh phí của xã không dư dả. Hiện, thôn Đạ M’Pô có tới 80 hộ dân không có điện sử dụng. Chính quyền địa phương cũng đã kiến nghị lên huyện, lên tỉnh, cấp trên cũng đã có kế hoạch rồi. Thế nhưng gần 3 năm nay do nhiều vướng mắc dự án này vẫn chưa thể cấp điện cho các hộ dân.

Cái Tết đã cận kề, ông Sùng Seo Toán hay vị Phó Chủ tịch xã cũng như hàng chục hộ dân ở đây đêm đêm vẫn ngóng điện.

Chẳng biết khao khát của ông Sùng Seo Toán, của người Mông ở thôn Đạ M’Pô này bao giờ mới thành hiện thực, nhưng thôi cứ hy vọng! Ông Sùng Seo Toán bảo, lần tới tôi về thăm làng, chắc chắn đã có điện, làng sẽ khác hơn bây giờ nhiều lắm, sẽ có tivi cho mỗi nhà, đường làng sẽ sáng trưng ánh điện mỗi đêm, lũ trẻ học bài và chơi trong ánh điện.

Tôi nhìn ông Sùng Seo Toán thấy trong mắt ông ánh lên niềm hy vọng...

“Người làng mong có điện lắm! Cho lũ trẻ học bài đỡ hư con mắt, cho người làng xem tivi, xem chủ trương của Nhà nước, xem cách làm giàu của làng khác mà học tập mới mau khá được!”.

Ông Sùng Seo Toán, thôn Đạ M’Pô, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông (Lâm Đồng).


Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.