Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hàng ngàn ha lúa đông xuân vừa gieo sạ ở miền Trung bị ngập úng

Nguyệt Anh (T/h) - 16:44, 31/12/2021

Mưa lớn mấy ngày qua tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên và một số vùng của Tây Nguyên khiến nhiều diện tích lúa đông xuân mới gieo sạ bị ngập, hư hại nặng. Mưa lớn cũng gây sạt lở, ngập lụt cục bộ nhiều khu đô thị, vùng trũng thấp. Các địa phương đang huy động bà con khơi thông dòng chảy để cứu lúa.

Tranh thủ nước lũ rút dần, ông Trương Văn Trị, thôn Mỹ Điền, xã Hòa Thịnh, đem lúa giống gieo sạ lại.
Tranh thủ nước lũ rút dần, ông Trương Văn Trị thôn Mỹ Điền (xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, Phú Yên) đem lúa giống ra gieo sạ lại (BTT)

Tại Phú Yên: Thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết, đến nay nông dân trong tỉnh đã gieo sạ được 6.000/26.440 ha lúa vụ đông xuân. Tuy nhiên, những ngày vừa qua, trên các cánh đồng của xã Hòa Xuân Đông, phường Hòa Vinh (thị xã Đông Hòa), nhiều diện tích lúa vừa gieo sạ đã bị ngập úng. Thống kê của Phòng Kinh tế Thị xã Đông Hòa cho thấy, vụ đông xuân 2021 - 2022, toàn thị xã gieo sạ 4.500 ha lúa. Đến nay, các địa phương đã xuống giống được 2.500 ha. Do mưa lớn kéo dài, gần 1.000 ha lúa dưới 5 ngày tuổi bị ngập úng, nguy cơ phải gieo sạ lại.

Trên cánh đồng các thôn Mỹ Trung, Mỹ Điền, xã Hòa Thịnh (huyện Tây Hòa), nhiều diện tích lúa đông xuân mới gieo sạ được hơn ba, bốn ngày đã bị chìm trong nước. Theo ông Lê Như Ý, Giám đốc Hợp tác xã Kinh doanh Dịch vụ Hòa Thịnh, khoảng 250 ha lúa đông xuân của người dân xã Hòa Thịnh vừa gieo sạ đã bị ngập úng.

Trước tình trạng lúa gieo sạ bị ngập úng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên đang yêu cầu các địa phương khẩn trương thống kê diện tích lúa bị thiệt hại báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có phương án khắc phục, đảm bảo xuống giống hết diện tích lúa vụ đông xuân đúng theo lịch thời vụ.

Tại Thừa Thiên Huế: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong đợt mưa lớn từ ngày 25-28/12, trên địa bàn tỉnh đã có gần 200 ha lúa đã gieo, cấy bị ngập. Những vùng lúa mới gieo sạ bị ngập nặng chủ yếu tại các huyện: Phú Lộc, Quảng Điền, Phú Vang và TP. Huế.

Gần 200 ha lúa Đông Xuân 2021 - 2022 đã gieo sạ, cấy tại tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập do mưa lớn. Ảnh: CTV.
Gần 200 ha lúa Đông Xuân 2021 - 2022 đã gieo sạ, cấy tại tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập do mưa lớn. Ảnh: CTV.

Được biết, vụ đông xuân 2021-2022, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ sản xuất lúa trên diện tích 28.400 ha. Diện tích đã gieo sạ, cấy khoảng 1.026 ha, trong đó, diện tích bị ngập khoảng gần 200 ha. Bên cạnh đó, lúa giống đã ngâm ủ không sạ được (chủ yếu ở Quảng Điền) là 33,3 tấn.

Đối với các loại cây trồng khác, có khoảng 361 ha (huyện Quảng Điền: 210 ha, thị xã Hương Trà: 80 ha, huyện Phú Lộc: 50 ha, huyện Phong Điền: 21 ha) rau màu bị dập nát do mưa lớn.

Trước tình hình trên, các địa phương đã chỉ đạo kiểm tra các đê bao, đê đập, khẩn trương tu sửa hệ thống đê bao tiêu úng kịp thời hạn chế thiệt hại.

Đối với diện tích lúa còn ngập úng tiếp tục chỉ đạo đấu úng để gieo cấy. Đối với cây trồng khác tranh thủ thời tiết thuận lợi để chỉ đạo làm đất gieo trồng kịp thời, nước rút đến đâu làm đất đến đó.

Tại Quảng Ngãi: 

Dọc theo các cánh đồng thôn Phú Văn, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, ruộng vừa gieo sạ xong đều ngập sâu trước nước.
Dọc theo các cánh đồng thôn Phú Văn, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, ruộng vừa gieo sạ xong đều ngập sâu nước.

Tính đến thời điểm này, nông dân tỉnh Quảng Ngãi đã gieo sạ hơn 24.000 ha lúa vụ đông xuân. Mưa lớn liên tục từ ngày 26/12 đến nay đã làm hàng trăm ha lúa mới gieo sạ bị ngập sâu, nhất là vùng trũng, ven sông các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Bình Sơn… Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đang hướng dẫn nông dân chờ khi ngớt mưa, tập trung bơm nước từ ruộng ra ngoài, khơi thông dòng chảy, nhằm hạn chế ngập úng phải gieo sạ lại.

Tại Đắk Lắk:

Vụ sản xuất đông xuân năm 2021-2022, 3 xã của huyện Lăk gieo sạ trên 3.800 ha được gần một tháng. Tuy nhiên, từ ngày 28 đến 30/12, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà mưa lớn, lượng nước từ thượng nguồn đổ về sông Krông Na dâng cao, làm vỡ hơn 150 m đê đoạn qua địa phận xã Buôn Triết.

Cánh đồng lúa của người dân ở xã Đăk Liêng ngập trong biển nước. Ảnh: CTV
Cánh đồng lúa của người dân ở xã Đăk Liêng ngập trong biển nước. Ảnh: CTV

Nước lũ đổ về tràn vào cánh đồng làm ngập lụt trên 981 ha lúa mới gieo sạ ở các xã: Đăk Liêng, Buôn Tría, Buôn Triết. Ngoài ra, hiện có hơn 700 m đê xung yếu ở đây nguy cơ sạt lở.

Sáng 31/12, chính quyền UBND huyện Lăk đã huy động lực lượng khắc sự cố, gia cố đắp chặn các đoạn bờ sông bị sạt lở. Hiện tại, Mực nước trên sông vẫn đang cao, chảy xiết.

Theo dự báo, nước lũ có thể rút ra trong vòng một tuần tới nên vẫn kịp thời vụ cho người dân gieo sạ lại lúa vụ đông xuân trước Tết Nguyên Đán 2022.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.