Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Hà Giang: Phố núi cũng ngập lụt

PV - 14:57, 12/09/2018

Là một thành phố vùng cao, nhưng vài năm trở lại đây, TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang vẫn phải chịu cảnh ngập lụt. Theo lý giải của người dân nghịch cảnh này là do quanh thành phố có quá nhiều thủy điện.

Nhiều hộ dân tại các phường Minh Khai và phường Ngọc Hà, TP. Hà Giang, những nơi thường xuyên bị ngập úng nặng nề phản ánh, trong lịch sử TP. Hà Giang từng bị ngập úng, nhưng rất hiếm và không thiệt hại nặng. Nhưng từ năm 2014 đến nay, đã xảy ra tới… 3 lần ngập úng.

Phố núi Hà Giang ngập trong nước lũ, người dân phải di chuyển bằng xuồng, bè trên phố. Phố núi Hà Giang ngập trong nước lũ, người dân phải di chuyển bằng xuồng, bè trên phố.

Cách đây chưa đầy 3 tháng, TP. Hà Giang đã phải chịu trận lũ lịch sử, nước dâng cao kỷ lục. Theo thống kê của cơ quan chức năng trong đợt lũ cuối tháng 6/2018, TP. Hà Giang có đến 556 nhà dân, nhiều công trình trường học, trụ sở làm việc trên địa bàn bị ngập, úng; 15,5 ha lúa, hoa màu của bà con bị thiệt hại.

Theo lý giải người dân phố núi Hà Giang: Nguyên nhân dẫn đến trận ngập lụt kỷ lục cuối tháng 6/2018 có thể là do mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về lớn. Cùng với đó, nhiều dòng chảy trên các con sông Miện, sông Lô qua TP. Hà Giang, các nơi đã bị thu hẹp bởi một số công trình xây dựng, đổ thải khiến nước thoát chậm.

Được biết, hiện nay TP. Hà Giang có tới 5 nhà máy thủy điện hoàn thành, đưa vào khai thác gồm: Thủy điện sông Miện 5, sông Miện 5a, sông Miện 6, Thủy điện Thuận Hòa, Thủy điện sông Lô 2 với công suất lắp máy trên 100MW. Một công trình thủy điện khác cũng đang được xây dựng trong thành phố.

Một điều đáng suy nghĩ là, khi nước lũ về, các nhà máy đồng loạt xả lũ, lũ trên chồng lũ dưới, cuối cùng phía hạ lưu thành phố, nước không thể tiêu thoát kịp dẫn đến trận ngập lịch sử. Trong khi đó, các nhà máy thủy điện lại rất thiếu trách nhiệm trong việc thông báo cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, trú tại phường Minh Khai bày tỏ: Nếu không phát triển “nóng” các thủy điện và các nhà máy thủy điện chủ động dự báo trước tình hình, có thông báo sớm cho người dân chắc chắn sẽ hạn chế được tình trạng ngập úng cục bộ và ảnh hưởng do ngập úng ở các khu dân cư tại TP. Hà Giang như vừa qua.

Trước thực trạng trên, ngày 26/7/2018, UBND tỉnh Hà Giang đã nhanh chóng ban hành Quyết định số 1599/QĐ-UBND, về việc ban hành Quy chế phối hợp vận hành hồ chứa thủy điện và chế độ thông tin, báo cáo của các nhà máy thủy điện trên sông Miện và sông Lô trong mùa mưa, lũ. Trong đó, quy định trách nhiệm của các sở, ngành, đơn vị chức năng; đặc biệt là các nhà máy thủy điện để đảm bảo an toàn hồ đập các công trình thủy điện cũng như điều tiết lũ, tránh thiệt hại cho các địa bàn, trong đó có TP. Hà Giang.

BẮC HÀ

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!