Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giáo dục đại học dự kiến sẽ có nhiều ngành đào tạo mới

P. Ngọc - 10:45, 10/11/2021

Theo dự thảo Thông tư quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố và lấy ý kiến, sẽ có nhiều ngành mới được bổ sung, điều chỉnh vào Danh mục các ngành đào tạo.

Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung vào chương trình giáo dục đại học nhiều mã ngành đào tạo mới. (Ảnh minh họa)
Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung vào chương trình giáo dục đại học nhiều mã ngành đào tạo mới. (Ảnh minh họa)

Theo Bộ GD&ĐT, dự thảo Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, viện hàn lâm và viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Việc sử dụng Danh mục nhằm mục đích phân loại, thống kê, phát triển các ngành và chương trình đào tạo trong giáo dục đại học. Đồng thời làm căn cứ để xây dựng và thực hiện các quy định về mở ngành, tuyển sinh, liên thông trong đào tạo, công nhận văn bằng trong giáo dục đại học

Theo Điều 6 dự thảo Thông tư, một ngành đào tạo mới có thể hình thành trên cơ sở tách ra từ một ngành hoặc lai ghép một số ngành theo yêu cầu phát triển của khoa học, công nghệ và thực tiễn nghề nghiệp; được bổ sung vào một nhóm ngành cụ thể trong Danh mục khi đáp ứng các điều kiện: Có sự khác biệt đủ lớn về kiến thức và kỹ năng chuyên môn so với các ngành đã có, khi so sánh với sự khác biệt giữa các ngành hiện có thuộc nhóm ngành trong Danh mục; Được liệt kê ở tối thiểu ở hai bảng phân loại các chương trình và ngành đào tạo thông dụng trên thế giới (trừ các ngành chỉ đào tạo ở Việt Nam hoặccác ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng); 

Đồng thời đã được phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, đánh giá và kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng chương trình tại ít nhất 3 cơ sở đào tạo trong nước và được các cơ sở đào tạo đó cùng đề xuất bổ sung vào Danh mục.

Một ngành mới bổ sung vào Danh mục phải được ghi rõ thời gian có hiệu lực áp dụng. Căn cứ đề xuất của các cơ sở đào tạo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thành lập Hội đồng tư vấn để xem xét, trên cơ sở đó ban hành quyết định bổ sung các ngành mới vào Danh mục.

Một ngành trong Danh mục được đổi tên hoặc chuyển vị trí khi đáp ứng các điều kiện sau: Tên mới, vị trí mới được thuyết minh phù hợp hơn hẳn với tên, vị trí hiện tại theo quy định về phân loại, sắp xếp; Có sự không phù hợp giữa tên gọi hoặc vị trí của ngành trong Danh mục hiện tại khi đối sánh với ít nhất hai bảng phân loại các chương trình và ngành đào tạo thông dụng trên thế giới (trừ các ngành chỉ đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành đặc thù liên quan đến an ninh, quốc phòng); Việc đổi tên, chuyển vị trí phù hợp với xu thế phát triển của ngành đào tạo, được ít nhất 2/3 số cơ sở đào tạo ngành này ở Việt Nam đồng thuận đề xuất. 

Một ngành khi đổi tên phải được giữ nguyên mã ngành và hiệu lực áp dụng. Một ngành được chuyển vị trí trong Danh mục sẽ được gán một mã ngành mới phù hợp với lĩnh vực, nhóm ngành mới và phải được ghi rõ thời gian cóhiệu lực áp dụng; mã ngành cũ không được xóa khỏi Danh mục nhưng sẽ hết hiệu lực áp dụng kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Căn cứ đề xuất của các cơ sở đào tạo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thành lập Hội đồng tư vấn theo quy định để xem xét, trên cơ sở đó ban hành quyết định đổi tên, chuyển vị trí ngành trong Danh mục. 

Theo dự thảo, sẽ có một số ngành mới dự kiến được bổ sung thời gian tới. Ở bậc đào tạo đại học có một số ngành, chuyên ngành học mới dự kiến được bổ sung. Trong lĩnh vực đào tạo Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên, sẽ bổ sung ngành Sư phạm khoa học xã hội (mã ngành 7140249); lĩnh vực đào tạo Kinh doanh và Quản lý sẽ có ngành Công nghệ tài chính (mã ngành 7340205); lĩnh vực Toán và Thống kê sẽ có ngành Khoa học dữ liệu (mã ngành 7460108); lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin sẽ có ngành Trí tuệ nhân tạo (mã ngành 7480107). 

Ở bậc đào tạo thạc sĩ, một số ngành mới sẽ được bổ sung như: ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng, Tâm lý học lâm sàng, Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ nano, Kỹ thuật hàng hải, An ninh phi truyền thống. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.