Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Hai dự án của Việt Nam được nhận tài trợ của Tổ chức Đại học Pháp ngữ

Cát Tường - 15:03, 05/11/2021

Hai dự án này đã đề xuất các giải pháp cụ thể, đổi mới và sáng tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến và cũng như khả năng hội nhập thị trường lao động của sinh viên tốt nghiệp thời kỳ hậu Covid-19.

Dự án thứ hai nhằm nâng cao năng lực hội nhập nghề nghiệp cho sinh viên ngoại ngữ. (Ảnh minh họa)
Dự án thứ hai nhằm nâng cao năng lực hội nhập nghề nghiệp cho sinh viên ngoại ngữ. (Ảnh minh họa)

Sau khi tranh tài cùng 436 dự án đến từ 60 quốc gia trên thế giới, 2 sáng kiến của trường đại học Việt Nam đã vào top 4 của khu vực Châu Á được nhận được tài trợ từ Quỹ ứng phó Covid-19 của Tổ chức Đại học Pháp ngữ. 

Dự án thứ nhất do trường Đại học Văn Lang chủ trì, với sự tham gia của Trường Đại học Mở Hà Nội, Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Y Dược Hải Phòng, đồng thời được Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp hậu thuẫn và phối hợp thực hiện. Dự án hướng tới mục tiêu xây dựng khung pháp lý và cổng dữ liệu quốc gia về tài nguyên giáo dục mở trực tuyến dùng chung cho các trường đại học ở Việt Nam.

Dự án thứ hai sẽ được triển khai tại trường Đại học Hà Nội. Dự án nhằm trang bị cho sinh viên chuyên ngành du lịch những năng lực cần thiết để gia tăng cơ hội tuyển dụng của bản thân sau khi tốt nghiệp; nâng cao năng lực hội nhập nghề nghiệp cho sinh viên ngoại ngữ theo định hướng chuyên ngành du lịch, đặc biệt khi phải đối mặt với những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Hai dự án trên nằm trong khuôn khổ Quỹ ứng phó Covid-19 của Tổ chức Đại học Pháp ngữ với tài khóa năm nay lên đến 1,2 triệu euros.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.