Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dự án duy nhất của Việt Nam vào Top 100 Sáng kiến đổi mới giáo dục toàn cầu 2022

Cát Tường (T/h) - 08:01, 05/11/2021

Theo kết quả công bố 100 sáng kiến được vinh danh đổi mới giáo dục toàn cầu 2022 (100 Global Innovations 2022), dự án Hỗ trợ giáo viên mầm non dạy kỹ năng sống (Kidskills) của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương là đại diện Việt Nam duy nhất lọt Top 100 Sáng kiến đổi mới giáo dục toàn cầu 2022, do Tổ chức phát triển giáo dục quốc tế HundrED vinh danh.

Hình ảnh giới thiệu Dự án KidSkills trên Website của Chương trình.
Hình ảnh giới thiệu Dự án KidSkills trên Website của Chương trình.

HundrED được thành lập nhằm thúc đẩy sự phát triển giáo dục toàn cầu thông qua phát hiện các sáng tạo, đổi mới có tầm ảnh hưởng. Hàng năm, HundrED chọn 100 sáng kiến được vinh danh đổi mới giáo dục toàn cầu (100 Global Innovations) để vinh danh.

Mỗi dự án được đánh giá dựa trên các tiêu chí gồm tầm ảnh hưởng và tiềm năng mở rộng. Kết quả được căn cứ bởi ý kiến của các thành viên Hội đồng học thuật của HundrED cùng các giáo viên, nhà nghiên cứu, chuyên gia.

Kidskills do cô Nguyễn Thị Phương, giảng viên khoa Công nghệ Thông tin - Giáo dục nghề nghiệp là trưởng nhóm. Chia sẻ về dự án, cô Phương cho biết: Từ cuối năm 2019, cô hình thành ý tưởng khi nhận ra sinh viên sư phạm mầm non chưa thực sự chú trọng lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ qua các bài dạy. Từ đó, quyết định đưa nội dung về kỹ năng sống làm chủ đề xuyên suốt quá trình dạy tin học cho sinh viên sư phạm mầm non.

Ngoài ra, cô cũng giới thiệu bộ công cụ trong Office 365 để lưu trữ, viết nhật ký học tập, một số phần mềm cắt, ghép ảnh và chỉnh sửa video để giúp sinh viên thể hiện bài giảng phong phú hơn.

Nhóm dự án đã tổ chức buổi giao lưu online giữa 8 trường mầm non và chuyên gia tại 4 nước Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Sri Lanka. Các điểm cầu lần lượt chia sẻ kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ và thực hành các hoạt động liên quan đến ngày Tết cổ truyền của Việt Nam.

Để lan tỏa dự án trong cộng đồng, từ năm 2019 đến nay, cô Phương đã chia sẻ hàng 100 bài viết lên các nhóm cộng đồng giáo viên. Những bài viết đã được cộng đồng giáo viên đón nhận, chia sẻ, áp dụng thành công và phản hồi rất tích cực. Đồng thời, tích cực tham gia tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về các chuyên đề về Ứng dụng CTTT trong quản lý và giảng dạy cho khoảng 6500 giáo viên toàn quốc, một kênh youtube, trên kênh có khoảng 100 video đã được chia sẻ, một nhóm facebook gần 9000 thành viên sinh hoạt chuyên môn, dự án cũng đã giúp 1.200 học sinh mầm non được tiếp cận thông tin về kỹ năng sống và các phương pháp giảng dạy mới mẻ...

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.