Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giảm nghèo Một năm nhìn lại

Sỹ Hào - 11:13, 10/01/2020

Năm 2019, mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo vẫn đạt yêu cầu đề ra. Nhưng để giảm nghèo bền vững thì việc giải ngân vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững cần phải được các địa phương thực hiện.

Vốn giảm nghèo là “bà đỡ” giúp hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. (Ảnh minh họa)
Vốn giảm nghèo là “bà đỡ” giúp hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. (Ảnh minh họa)

Vốn bố trí kịp thời

Năm 2019 được xác định là năm bứt phá để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội; trong đó có CTMTQG giảm nghèo bền vững. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự nỗ lực vươn lên của người nghèo, kết quả giảm nghèo của nước ta tiếp tục đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Số liệu được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến “Triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2020” do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức sáng 25/12/2019 cho thấy, đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn dưới 4% (giảm 1,3% so với cuối năm 2018); bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm xuống dưới 29% (giảm gần 5% so với cuối năm 2018).

Đáng chú ý, bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng DTTS và miền núi giảm khoảng 3 - 4% so với cuối năm 2018. Hết năm 2019, đã có 52/292 xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng ĐBKK; 125 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020.

Thành tựu giảm nghèo ấn tượng này trước hết xuất phát từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tiếp tục được bố trí kịp thời, bảo đảm tính thường xuyên, liên tục cho cả giai đoạn 2016-2020. Trong năm 2019, ngân sách Trung ương đã bố trí 10.436,9 tỷ đồng để thực hiện các chính sách cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Trước đó, theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, trong 3 năm (2016-2018), ngân sách Trung ương đã giao 21.597 tỷ đồng, bằng 52,1% tổng vốn cả giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, ngân sách cũng đã bố trí 60.111 tỷ đồng để thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên khác.

… nhưng giải ngân chậm

Kết quả giảm nghèo trong năm 2019 cho thấy rõ hiệu quả của các chương trình, chính sách đã và đang triển khai; đồng thời cũng thể hiện rõ nỗ lực của Chính phủ trong việc điều tiết nguồn lực ưu tiên thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Nhưng có một “điểm nghẽn” trong việc thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững lâu nay là tiến độ giải ngân vốn các chương trình, dự án rất chậm. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2019, các địa phương mới chỉ giải ngân được 23% vốn kế hoạch năm của Chương trình.

Đến hết tháng 10/2019, tỷ lệ giải ngân cũng chỉ đạt hơn 91%; tỷ lệ giải ngân vốn CTMTQG giảm nghèo bền vững không đồng đều trong cả nước. Đáng chú ý, có những địa phương khi chưa kịp giải ngân hết vốn của năm 2019 thì tiếp tục được “dồn” thêm vốn trong một số chương trình, dự án giảm nghèo trọng điểm.

Quảng Ngãi là một ví dụ. Theo báo cáo của UBND tỉnh, thực hiện Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên – tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2019, tỉnh được giao kế hoạch tài chính (đợt 1 và 2), với tổng số vốn là 50 tỷ đồng. Nhưng tính đến ngày 12/12/2019 mới giải ngân được 18,2 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 36,5%. Trong khi vốn đợt 1 và 2 vẫn chưa giải ngân hết thì ngày 9/12/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục giao bổ sung vốn đợt 3 cho Dự án 25,4 tỷ đồng để triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, sinh kế.

Việc giải ngân vốn CTMTQG giảm nghèo bền vững chậm làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các chương trình, dự án. Và năm 2019 không phải là lần đầu tiên vốn bị “ngâm” mà là căn bệnh trầm kha từ nhiều năm nay. Như năm 2017, cả nước chỉ có 7 tỉnh giải ngân 100%, có 5 tỉnh giải ngân đạt 38,22%. Tình trạng này tiếp tục kéo dài sang năm 2018 và 2019.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.