Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Si Ma Cai giảm nghèo bền vững

TRỌNG BẢO - 10:19, 01/10/2019

Là huyện nghèo, vùng cao biên giới, xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng, nhận thức người dân còn hạn chế; dân cư sống rải rác, tập quán canh tác lạc hậu… những khó khăn nội tại đó, khiến cho Si Ma Cai lâu nay là lõi nghèo của tỉnh Lào Cai. Công tác xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương đặt lên hàng đầu...

Mô hình trồng dược liệu đang mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho đồng bào DTTS huyện Si Ma Cai.
Mô hình trồng dược liệu đang mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho đồng bào DTTS huyện Si Ma Cai.

Hai năm trước, gia đình chị Vàng Thị Pẩn là hộ nghèo của xã Nàn Sán. Triển khai Nghị quyết 22 của Tỉnh ủy Lào Cai về “Giảm nghèo bền vững huyện Si Ma Cai đến năm 2020”, địa phương đã hỗ trợ gia đình chị vốn để mua 1 con trâu sinh sản. Nhờ chăm sóc tốt, chỉ sau 1 năm trâu mẹ đã đẻ được nghé con. Đến nay, con nghé đã có giá trị trên 10 triệu đồng.

“Được hỗ trợ mua trâu sinh sản, vừa có sức kéo để phục vụ sản xuất nông nghiệp, cuộc sống của gia đình tôi đỡ khó khăn hơn trước rất nhiều. Cuối năm 2018, gia đình tôi đã thoát nghèo”, chị Pẩn tâm sự.

Là huyện vùng cao, cuộc sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, do đó, Si Ma Cai đặc biệt quan tâm đến đầu tư, hỗ trợ cho sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi. Để việc đầu tư hỗ trợ có hiệu quả, huyện đã tiến hành khảo sát, đưa các giống cây con mới phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng vào nuôi trồng.

Ông Viên Đình Hiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Trên cơ sở các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước như Chương trình 30a, 135, Nghị quyết 22 của Tỉnh ủy… Phòng đã tham mưu cho UBND huyện triển khai các mô hình cây trồng mới như dược liệu, rau trái vụ…

“Hiện nay, xã Mản Thẩn, Sín Chéng đã và đang trở thành vùng trồng cây đương quy, với thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha. Với lợi thế của mình, huyện cũng đã phát triển chăn nuôi hàng hóa. Với cách làm này, đến nay Si Ma Cai đã hỗ trợ trên 2.000 con bò và trâu sinh sản cho 1.136 hộ nghèo và cận nghèo, nâng tổng đàn gia súc toàn huyện đạt 21 nghìn con, tạo nguồn thu khoảng 500 tỷ đồng cho đồng bào các dân tộc…”, ông Hiệp thông tin.

Bên cạnh đó, việc triển khai hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân cũng được địa phương đặc biệt chú trọng. Đến nay, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên của huyện đạt trên 89%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 32%, đạt trên 86% so với mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện.

“Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm 42,46%, đến hết năm 2018, giảm còn 22,96%. Huyện phấn đấu hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm 6%”, ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện cho biết.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.