Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Giải quyết việc làm là bước giảm nghèo hiệu quả ở huyện Thường Xuân

Quỳnh Trâm - 10:03, 11/12/2022

Thường Xuân là một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Giảm nghèo là mục tiêu trọng tâm của địa phương này. Những năm qua, huyện đang nỗ lực thu hút đầu tư, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo ở Thường Xuân trong năm qua đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo ở Thường Xuân trong năm qua đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn.Thường Xuân có dân số gần 100 ngàn người, trong đó hơn 50% là độ tuổi lao động. Do đó, địa phương này xác định, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, chính là bước đi thiết thực và bền vững để phục vụ mục tiêu giảm nghèo.

Ông Cầm Bá Đứng, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Thường Xuân cho biết: "Để bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, những năm qua địa phương đã khuyến khích người lao động đi xuất khẩu lao động, hoặc làm việc tại các nhà máy trong cả nước. Từ đó, đời sống kinh tế của người dân từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng cuộc sống cần phải có thêm việc làm, thu nhập. Theo đó, những năm gần đây, huyện Thường Xuân đã kêu gọi đầu tư, quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm tại chỗ cho người dân địa phương.

Trong năm 2022, huyện Thường Xuân đã giải quyết được việc làm cho hàng ngàn lao động
Trong năm 2022, huyện Thường Xuân đã giải quyết được việc làm cho hàng ngàn lao động

Đơn cử như Công ty TNHH South Fame Garments Limited, đóng trên địa bàn thị trấn Thường Xuân. Công ty này được xây dựng và đi vào hoạt động từ cuối năm 2020. Đây là công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tiên, và lớn nhất đặt tại huyện miền núi Thường Xuân. Với số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng, diện tích nhà xưởng và các công trình phụ trợ lên đến hàng chục ngàn mét vuông. Từ khi đi vào hoạt động, công ty đã giúp huyện Thường Xuân giải quyết hàng ngàn lao động tại địa phương.

Chị Vũ Thị Ánh (xã Ngọc Phụng), công nhân công ty TNHH South Fame Garments Limited cho biết, trước đó chị có 3 năm làm việc cho một công ty FDI tại tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, cuộc sống xa gia đình nhiều khó khăn, chị vẫn luôn mong mỏi được làm việc tại địa phương. Ngay sau khi nắm được thông tin có một công ty may mặc được xây dựng và đi vào hoạt động trên địa bàn huyện, 6 tháng trước, chị Ánh đã quyết định trở về và nộp hồ sơ vào công ty làm việc. Với mức lương ổn định 6 - 7 triệu đồng/tháng, chị cảm thấy yên tâm hơn khi được ở gần gia đình, chăm sóc chồng con.

Bằng nhiều nỗ lực của chính quyền địa phương, thông qua các kênh khác nhau gồm: Trung tâm môi giới việc làm, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, đưa người đi xuất khẩu lao động… Trong năm 2022, huyện Thường Xuân đã giải quyết được việc làm cho hàng ngàn lao động, đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, chiếm phần lớn lực lượng làm việc trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Hiện có khoảng 3.000 lao động đang làm việc tại các đơn vị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Thường Xuân. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các ngành may mặc, chế biến lâm sản, nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng…

Bên cạnh đó, nhờ các chương trình, chính sách hỗ trợ đối với vùng DTTS, huyện đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, giống vật nuôi, cây trồng cho người dân, hỗ trợ thực hiện các mô hình kinh tế… Đến nay, diện mạo các thôn, bản ở huyện Thường Xuân thay đổi rõ rệt.

Nguồn vốn chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo
Nguồn vốn chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo

UBND huyện Thường Xuân đã xây dựng Kế hoạch triển khai hướng dẫn các xã xây dựng đề án, thực hiện 8 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, với số kinh phí là 1,1 tỷ đồng và 1 mô hình giảm nghèo, với số kinh phí là 300 triệu đồng. Các mô hình trên hiện nay đang hoàn thiện hồ sơ để phê duyệt.

Ông Cầm Bá Đứng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân nhận định, việc triển khai tổ chức thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo trong năm qua, đã tác động tích cực làm thay đổi nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, nhiều địa phương đã chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo và lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế. Ý thức của người dân, đặc biệt là người nghèo, hộ nghèo đã chủ động hơn và tự giác lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo.

Đồng thời, thông qua các nguồn lực lồng ghép từ các chương trình, dự án giảm nghèo cùng với nguồn lực của địa phương, các nguồn lực xã hội hóa đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người dân, tác động trực tiếp giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện.

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 21,36%, giảm 4 % so với đầu kỳ. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục thực hiện các dự án, chương trình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Những thiệt hại đầu tiên do hoàn lưu bão số 4 gây ra ở Nghệ An

Những thiệt hại đầu tiên do hoàn lưu bão số 4 gây ra ở Nghệ An

Mưa lớn nhiều ngày do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 đã khiến cho nhiều vùng đất ở Nghệ An ngập úng cục bộ. Khu vực miền núi đã xuất hiện sạt lở. Đáng chú ý, đã có thiệt hại về người và tài sản vì mưa lũ.