Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giải quyết đất sản xuất cho đồng bào Đan Lai ở Nghệ An: Còn nhiều vướng mắc

Cao Sơn - 23:41, 11/08/2020

Khu vực thượng nguồn Khe Khặng nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát hiện có trên 220 hộ, với trên 1.000 nhân khẩu đồng bào Đan Lai (nhóm địa phương thuộc dân tộc Thổ) thuộc bản Búng và bản Cò Phạt của xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An). Người Đan Lai sinh sống ở đây từ lâu, nhưng không có đất để sản xuất.

Cuộc sống mưu sinh của người Đan Lai ở xã Môn Sơn lâu nay chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Cuộc sống mưu sinh của người Đan Lai ở xã Môn Sơn lâu nay chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

Thiếu đất sản xuất, tỷ lệ nghèo cao

Bản Búng, xã Môn Sơn có 112 hộ, với 520 khẩu, 100% là hộ nghèo. Bản chỉ có trên 10ha đất để trồng lúa, ngô. Hộ nhiều nhất có 1 sào đất, còn phần lớn các hộ khác chỉ có những miếng ruộng nhỏ, trâu vào cày khó quay đầu, bỏ hoang thì tiếc, đầu tư vào canh tác thì không được bao nhiêu. 

Ông La Văn Cang, nguyên Trưởng bản Búng nói, nguồn lâm sản dân bản không được khai thác, không có nguồn thu. Vườn quốc gia Pù Mát cấm hết người của bản vào rừng canh tác và chặt cây. Bị cấm nghiêm ngặt, bà con bản Búng không biết làm gì để kiếm sống.

Còn bản Cò Phạt có 116 hộ với trên 500 khẩu, thì 115 hộ là hộ nghèo và 1 hộ cận nghèo. Tổng diện tích đất sản xuất (ĐSX) vẻn vẹn 3,6ha. 

Ông La Văn Linh, Bí thư Chi bộ bản Cò Phạt cho biết, sau khi quy hoạch Vườn quốc gia Pù Mát (năm 2001), người dân ở bản còn rất ít ĐSX. Không được vào rừng khai thác lâm sản; dọc khe suối cũng có một số diện tích đất có thể sản xuất nhưng người dân không dám canh tác, vì sợ vi phạm pháp luật về rừng.

“Hiện trong bản chỉ có người già, người trong tuổi lao động thì tha phương làm ăn. Mong chính quyền và Vườn quốc gia Pù Mát sớm trả lại đất rẫy trước đây mà bà con đã sản xuất để ổn định cuộc sống”, ông Linh nói.

Được biết, để giải quyết khó khăn về ĐSX, tháng 5/2019, Vườn quốc gia Pù Mát đã kiểm tra, sà soát diện tích đất rừng. Qua tổng hợp có hơn 362ha đất của bà con Đan Lai và trên 900ha đất của người dân xã Môn Sơn cũng đang nằm trong địa giới Vườn quốc gia Pù Mát.

Vẫn tiếp tục chờ

Theo ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát, sau khi rà soát quy hoạch rừng, Vườn quốc gia Pù Mát và UBND huyện Con Cuông đề xuất xin tách trên 1.000ha (trong đó có diện tích đất của đồng bào Đan Lai) không đưa vào làm rừng đặc dụng và giao cho địa phương quản lý. Trên cơ sở đó, huyện sẽ quy hoạch lại đất ở và ĐSX cho người dân vì đó là diện tích đất ở, đất không có rừng, đất ruộng nương. Nhưng theo quy định của Nghị định 156/NĐ-CP thì việc chuyển từ rừng đặc dụng sang rừng sản xuất là thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội. 

Còn theo ông Lô Văn Thao, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Con Cuông, hiện có trên 220 hộ người Đan Lai ở khu vực Khe Khặng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên địa phương khó khăn trong quản lý. Việc tổ chức các hoạt động liên quan đến sản xuất và đời sống của bà con cũng khó.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.