Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giải pháp nào bảo đảm an toàn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp?

Vân Khánh - 11:37, 10/05/2022

So với các ngành khác, lao động trong nông nghiệp có nguy cơ mắc tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN), chỉ đứng sau xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ. Mặc dù bước đầu đã nhận được sự quan tâm của các ban, ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể xã hội, nhưng làm thế nào bảo đảm an toàn trong lĩnh vực này, vẫn là bài toán chưa có lời giải.

Nguy cơ TNLĐ trong sản xuất nông nghiệp luôn thường trực bởi kiến thức sử dụng, vận hành máy móc nông cụ của người nông dân chủ yếu do “học lỏm”. (Ảnh minh họa)
Nguy cơ TNLĐ trong sản xuất nông nghiệp luôn thường trực bởi kiến thức sử dụng, vận hành máy móc nông cụ của người nông dân chủ yếu do “học lỏm”. (Ảnh minh họa)

Âm thầm mà nghiệt ngã

Lao động nông nghiệp là những đối tượng hoạt động nông, lâm nghiệp bao gồm canh tác cây nông nghiệp, hoạt động lâm nghiệp, chăn nuôi, sơ chế các sản phẩm nông nghiệp và gia súc cũng như sử dụng và bảo trì máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ và máy móc dùng trong nông nghiệp; tham gia bảo quản, vận hành hoặc vận chuyển có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.

Những tưởng với nếp sống chậm rãi sau lũy tre làng, người nông dân ở vùng nông thôn sẽ hiếm khi bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nhưng thực tế lại ngược lại, lao động trong lĩnh vực này thường xuyên đối diện với rủi ro, tai nạn.

Đơn cử như trường hợp ông N.H.T. người dân xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) bị nhiễm độc toàn thân vì thuốc diệt cỏ. Ông T. phải vào Bệnh Viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) ngày 8/4/2022 để điều trị do bị bong da toàn thân. Khai thác bệnh sử, được biết, ông thường xuyên tiếp xúc với các loại thuốc diệt cỏ, diệt mầm… vì công việc của ông là phun thuốc diệt cỏ thuê.

Thiếu phương tiện bảo hộ, thiếu kiến thức ATVSLĐ nên lao động nông nghiệp thường mắc BNN mà không hay biết
Thiếu phương tiện bảo hộ, thiếu kiến thức ATVSLĐ nên lao động nông nghiệp thường mắc BNN mà không hay biết

Ông T. chỉ là một trong rất nhiều lao động nông nghiệp bị TNLĐ (hoặc BNN) trong quá trình sản xuất. Cách đây vài năm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội LĐTB&XH) đã công bố một số liệu rất đáng chú ý về tình hình TNLĐ, BNN đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Theo Bộ LĐTB&XH, cứ 100.000 lao động nông thôn, thì có 799 bị tai nạn về điện; 856 người bị tai nạn do sử dụng máy móc; 1.700 người bị ảnh hưởng sức khỏe do thuốc bảo vệ thực vật…

Nhưng đây cũng chỉ mới là bề nổi của “tảng băng chìm”. Bởi một thực tế là lâu nay, sản xuất nông nghiệp gần như được xem là việc nhà của nông dân nên các tai nạn xẩy ra rất khó thống kê. Và ngay chính người nông dân cũng không quan tâm, để ý đến những lần bản thân đã gặp tai nạn (nhẹ) hoặc BNN trong quá trình sản xuất, lao động. 

“Lỗ hổng” trong quy định an toàn lao động

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), việc cập nhật tình hình TNLĐ, BNN đối với lao động nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài nguyên nhân như đã nêu trên, thì do nông dân chưa có chế độ trợ cấp BNN, nên chính quyền địa phương cũng như lao động chẳng mấy quan tâm, bởi lẽ có thống kê thì cũng chẳng để làm gì!

Nguy cơ TNLĐ trong sản xuất nông nghiệp luôn thường trực bởi kiến thức sử dụng, vận hành máy móc nông cụ của người nông dân chủ yếu do “học lỏm”. (Ảnh minh họa)
Nguy cơ TNLĐ trong sản xuất nông nghiệp luôn thường trực bởi kiến thức sử dụng, vận hành máy móc nông cụ của người nông dân chủ yếu do “học lỏm”. (Ảnh minh họa)

Những “lỗ hổng” này đang khiến cho nguy cơ TNLĐ, BNN ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã và đang trở thành vấn đề đáng báo động. Các chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ nhận định, TNLĐ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Ðể người nông dân hạn chế tai nạn, tránh được những rủi ro khi tham gia sản xuất, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cần nâng cao nhận thức cho người nông dân; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn quy trình, nguyên tắc vận hành máy móc, thiết bị đúng cách, đúng liều lượng, thời gian quy định. 

Về lâu dài, Nhà nước cần triển khai những biện pháp đồng bộ trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật; lực lượng cán bộ chuyên môn, hướng dẫn nông dân thực hiện những biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp, tránh được những TNNĐ xảy ra.

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh, hiện vẫn còn khoảng trống “chính sách” với những lao động không có quan hệ lao động (lao động tự do, trong đó có lao động nông nghiệp). Do không được tiếp cận chính sách bảo hiểm TNLĐ nên một bộ phận không nhỏ lao động tự do rất thiệt thòi.

“Bộ LĐTB&XH sẽ nghiên cứu xây dựng dự thảo nghị định trình Chính phủ cho phép những người lao động không có quan hệ lao động có thể đóng Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN như các đối tượng ở khu vực chính thức. Qua đó, lao động tự do có thể được hưởng các chế độ như người lao động có quan hệ lao động”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết.

Thống kê của Bộ LĐTB&XH, năm 2021, khu vực không có quan hệ lao động xảy ra 707 vụ TNLĐ làm 748 người bị nạn. Có 175 vụ tai nạn gây hậu quả chết người. Các vụ tai nạn chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, thủ công, cơ khí, thương mại dịch vụ. Các địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất là Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Nam, Hưng Yên, Hải Dương…

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.