Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giả nhận con nuôi - Thủ đoạn mới của tội phạm mua bán người

Minh Nhật - 08:24, 10/07/2024

Tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp trở lại. Đã xuất hiện phương thức thủ đoạn mới, là làm thủ tục giả làm con nuôi để thực hiện hành vi mua bán người.

Theo Thiếu tướng Phan Mạnh Trường - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an, sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra và Trung Quốc xây dựng hàng rào biên giới trên đất liền với nước ta, thì tội phạm mua bán người giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, tình hình tội phạm mua bán người lại diễn biến hết sức phức tạp trên khắp các tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Lào.

Nạn nhân một vụ lừa bán người ra nước ngoài được giải cứu
Nạn nhân một vụ lừa bán người ra nước ngoài được giải cứu

Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng cũng có sự thay đổi rất lớn và ngày càng tinh vi, như dụ dỗ yêu đương, tuyển lao động với chiêu bài “việc nhẹ lương cao” đưa sang Campuchia rồi chuyển tiếp đến khu vực Tam giác vàng - giáp Myanma. “Thực chất của “việc nhẹ lương cao” là tham gia các đường dây, thực hiện cuộc gọi lừa đảo về Việt Nam. Còn đối với phụ nữ bị bán đi làm vợ bất hợp pháp tại nhiều quốc gia khác nhau; một bộ phận trở thành gái mại dâm đưa đến Myanma, các quốc gia Trung Đông, Đông Nam Á…”, Thiếu tướng Phan Mạnh Trường thông tin thêm.

Đáng chú ý, ngoài thủ đoạn “cũ” của loại tội phạm này đã xuất hiện phương thức hoàn toàn mới, là giả nhận làm con nuôi, để thực hiện hành vi mua bán người. Theo thống kê mới nhất của Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 39 vụ tội phạm mua bán người, đã khởi tố 35 vụ, 104 đối tượng. Tội phạm mua bán người chỉ chiếm 0,1% cơ cấu tội phạm, nhưng lại tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước, đã nói lên diễn biến rất phức tạp của nó cũng như phương thức thủ đoạn cũng có những chuyển biến mới.

Liên quan đến lĩnh vực phòng chống tội phạm mua bán người, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên - Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an cho biết Bộ Công an đang xây dựng hồ sơ để trình Quốc hội xem xét và thông qua trong 2 kỳ họp. Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã thảo luận dự án luật này cả ở tổ và Hội trường. Theo chương trình, Dự án Luật Phòng, chống mua bán người sẽ được Quốc hội bấm nút thông qua vào Kỳ họp thứ 8.

“Hiện nay, chúng tôi đang tiếp thu và giải trình toàn diện triệt để các ý kiến của Đại biểu Quốc hội. Việc xây dựng luật này thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam trong đấu tranh với loại tội phạm mua bán người và thực hiện các chính sách nhân đạo phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như là các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết trong công cuộc chung của toàn thế giới là chống lại hành vi buôn bán người hiện nay”, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.