Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Triển khai các giải pháp phòng - chống bệnh cúm gia cầm

Ngọc Thu - 16:37, 01/11/2022

Trước diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan của dịch bệnh CGC/H5, thực hiện Công điện khẩn số 7061/CĐ-BNN-TY ngày 21/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 31/10, UBND tỉnh Gia Lai có văn bản số 2500/UBND-NL yêu cầu các sở, huyện thị, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng - chống bệnh cúm gia cầm.

Người chăn nuôi gia cầm cần được hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động đối phó với cúm gia cầm
Người chăn nuôi gia cầm cần được hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động đối phó với cúm gia cầm

Từ đó, khẩn trương ngăn chặn không để vi rút cúm gia cầm lây lan vào đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh, hạn chế thấp nhất nguy cơ vi rút cúm gia cầm lây nhiễm gây bệnh cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng - chống bệnh cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8.... không để lây lan vào địa bàn tỉnh theo quy định.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nôgn thôn tiếp tục hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ các biện pháp phòng - chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình bệnh cúm gia cầm trong nước, trong khu vực, trong tỉnh để kịp thời cảnh báo, hướng dẫn cơ quan chuyên môn địa phương xử lý nhanh, đúng quy định.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia cầm; định kỳ tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi.

Sở Y tế chỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện sớm những trường hợp nghi nhiễm cúm A/H5 trên người, chủ động giám sát tại cộng đồng; Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.

UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp; UBND các xã, phường, thị trấn giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; tổ chức lấy mẫu gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh CGC gửi phòng xét nghiệm thuộc Cục Thú y để xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh; bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý triệt để ổ dịch không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi gia cầm áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng vôi bột, hóa chất; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm cho đàn gia cầm, đảm bảo đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm.

Đối với các huyện có đường biên giới giáp ranh với Campuchia (Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông) tiếp tục chỉ đạo cơ quan truyền thông, cơ quan chuyên môn, chính quyền cấp xã của địa phương tuyên truyền nguy cơ về các loại dịch bệnh nguy hiểm có khả năng xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là bệnh A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8,...; công tác kiểm tra, phát hiện các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật nhập lậu vào địa bàn và xử lý theo quy định.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.