Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Gia Lai: “Trao cần câu” để giúp đồng bào DTTS thoát nghèo

Hoàng Minh - Thùy Dung - 09:50, 02/11/2023

Từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia, sự quan tâm và cuộc của chính quyền địa phương, sự nỗ lực vươn lên của người dân nên đời sống của đồng bào DTTS tại tỉnh Gia Lai từng bước được nâng lên, diện mạo buôn làng khởi sắc.

Nhờ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đời sống của đồng bào DTTS tại tỉnh Gia Lai có sự chuyển biến tích cực, buôn làng khởi sắc
Nhờ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đời sống của đồng bào DTTS tại tỉnh Gia Lai có sự chuyển biến tích cực, buôn làng khởi sắc

Đối với các hộ nghèo đồng bào DTTS ở huyện Chư Păh, việc tìm được hướng đi nhằm cải thiện cuộc sống là điều không hề đơn giản. Vì vậy, chính quyền địa phương đã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế để giảm nghèo bền vững.

Xuất thân từ gia đình nghèo khó, cả gia đình anh Rơ Châm Krip (làng Bàng, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) phải sống trong ngôi nhà tạm bợ. Thu nhập chính từ mấy sào ruộng không thể nuôi đủ cả gia đình, khiến cuộc sống càng thêm khó khăn. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền, đoàn thể địa phương, năm 2020, anh đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư trồng 5 sào cà phê. 

Tuy nhiên, đời sống gia đình khởi sắc bắt đầu từ năm 2022, khi anh Krip mạnh dạn liên kết với Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Núi Cờ nuôi dê sinh sản, gia đình anh được cán bộ HTX hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, được HTX hỗ trợ 20 con dê giống và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. 

Sau một thời gian chăm sóc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, từ 20 con dê giống ban đầu, đến nay, đàn dê của gia đình anh đã phát triển thêm 12 con. Theo thỏa thuận ban đầu, khi liên kết với HTX, gia đình anh đã được hưởng 50% giá trị đàn dê. Nhờ đó, gia đình anh có thêm thu nhập, cuộc sống đã ổn định hơn trước rất nhiều.

Anh Rơ Châm Krip (làng Bàng, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) tham gia mô hình nuôi dê sinh sản liên kết với HTX Dịch vụ nông nghiệp Núi Cờ mang lại thu nhập cho gia đình
Anh Rơ Châm Krip (làng Bàng, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) tham gia mô hình nuôi dê sinh sản liên kết với HTX Dịch vụ nông nghiệp Núi Cờ mang lại thu nhập cho gia đình

Còn gia đình chị Rơ Lan Liên, làng Kép, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, là một trong những hộ nghèo khó khăn về nhà ở được UBND thị trấn Ia Kha lựa chọn, hỗ trợ vốn để xây dựng nhà ở từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2121-2030 (Chương trình MTQG 1719). Với số tiền hỗ trợ 44 triệu đồng, gia đình chị vay thêm 40 triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện và khoản tiền tích góp để hoàn thiện ngôi nhà cấp 4 kiên cố có diện tích gần 50 m2, chi phí xây dựng hơn 110 triệu đồng.

Chị Liên phấn khởi cho hay: “Gần 6 năm nay, vợ chồng cùng 2 đứa con tôi sống tạm bợ trong ngôi nhà tôn dột nát, mưa tạt, gió lùa. Giờ có nhà mới ở, vợ chồng tôi cũng yên tâm chăm lo sản xuất, chăm sóc hơn 1,2 ha cà phê và điều, cố gắng vươn lên thoát nghèo”.

Tại các làng đồng bào DTTS có tỷ lệ hộ nghèo cao, ngoài việc tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của các hộ, huyện Ia Grai cũng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ như, làm nhà ở, đào tạo nghề, tạo điều kiện để họ tiếp cận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực của Nhà nước, từ đó mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Nhằm giúp người nghèo có động lực vươn lên, từ năm 2011 đến nay, tỉnh Gia Lai đã xây dựng gần 500 mô hình trên các lĩnh vực và nhân rộng 498 mô hình, với gần 20.000 hộ đồng bào DTTS tham gia. Với cách từ hỗ trợ cho không chuyển sang hỗ trợ đầu tư có điều kiện, “trao cần câu chứ không cho con cá”, những mô hình, cách làm hay đã tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chi tiêu hợp lý để tích lũy và từng bước vươn lên thoát nghèo, không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

 Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tham gia các mô hình sinh kế, từng bước vươn lên thoát nghèo
Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tham gia các mô hình sinh kế, từng bước vươn lên thoát nghèo

Theo thống kê, tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh giảm còn 38.550 hộ nghèo (chiếm 10,06%), hộ nghèo DTTS là 34.387 hộ (chiếm 21,26% tổng số hộ đồng bào DTTS) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025. 

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo để phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững, hội nhập. Năm 2022, toàn tỉnh có trên 26 ngàn lao động được giải quyết việc làm. Các địa phương đã huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ xây dựng gần 200 ngôi nhà cho hộ nghèo và cận nghèo.

Ông Phạm Trần Anh, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai cho biết, thời gian tới, Sở tiếp tục triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả. Tỉnh Gia Lai cũng đặt ra mục tiêu là thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2023 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,1%, mức giảm là 2%, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 3%.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.