Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Gia Lai: Nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí xử lý nước thải nông thôn

PV - 15:28, 30/01/2023

UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 166/UBND-NL hướng dẫn triển khai Nghị quyết 40/2022/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Công ty Công nghệ cao Ricky Farm 79 đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho trang trại chăn nuôi ở xã Ia Sol, huyện Phú Thiện. Ảnh: Hà Duy
Công ty Công nghệ cao Ricky Farm 79 đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho trang trại chăn nuôi ở xã Ia Sol, huyện Phú Thiện. Ảnh: Hà Duy

Theo đó, hỗ trợ phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn thực hiện theo hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu 17.4 trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Công văn số 2155/BTNMT-TCMT ngày 27/4/2022 về việc hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về NTM các cấp giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đối tượng hỗ trợ gồm: Các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao; các thôn, làng phấn đấu đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu; các hộ gia đình có vườn đảm bảo cảnh quan, môi trường, kinh tế để xây dựng vườn mẫu; ưu tiên xử lý nước thải tại các hộ gia đình có lượng nước thải sinh hoạt lớn, xả thải nhiều, nguy cơ ô nhiễm cao như các hộ kinh doanh nhà hàng ăn uống, các hộ chăn nuôi.

Định mức hỗ trợ: Ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa 70%, ngân sách địa phương (ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện) hỗ trợ 10% kinh phí thực hiện mô hình theo dự án được phê duyệt trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

UBND tỉnh phân cấp cho UBND các xã rà soát hiện trạng của địa phương, nhu cầu của các hộ dân trên địa bàn, lập dự toán kinh phí cụ thể (bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn huy động của Nhân dân đóng góp), trình UBND cấp huyện. UBND cấp huyện thẩm định dự toán, hoàn thiện hồ sơ đề xuất kinh phí gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án phân bổ kinh phí thực hiện trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao, gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định.

Trên cơ sở nguồn kinh phí được phê duyệt và phân bổ, UBND xã xây dựng dự án, tự phê duyệt và tổ chức thực hiện. Dự án phải xác định rõ thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, phương án huy động vốn đóng góp, phần việc hộ dân phải làm, xác định rõ phần kinh phí đóng góp của hộ gia đình (được tính bao gồm cả công vận chuyển, công đào đắp, chi phí mua sắm đường ống dẫn thu gom nước thải, công lắp đặt công trình xử lý nước thải...). Quá trình thực hiện có thể huy động thêm các nguồn kinh phí xã hội hóa khác.

Tin cùng chuyên mục
Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Chỉ mới tính riêng tác động của hoàn lưu bão số 3 và số 4 mới đây, các huyện miền núi Nghệ An đã phải tổ chức di dời hàng trăm hộ dân đến nơi an toàn vì đất sụt, nhà sập. Đó là thông tin mới về thực trạng kinh tế - xã hội, cần phải được bổ sung, chú ý hơn khi thực hiện hoạch định chính sách phát triển vùng DTTS&MN Nghệ An trong những giai đoạn tiếp theo.