Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lộc Ninh (Bình Phước): Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn

Mai Hương - Đức Phong - 11:53, 28/09/2024

Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh (SXKD) tại vùng khó khăn được Phòng Giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lộc Ninh triển khai trong 17 năm qua trên địa bàn, mang lại cơ hội thoát nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân.

Người dân vui mừng phấn khởi khi nhận tiền vay từ cán bộ (tại Điểm giao dịch xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh), để đầu tư SXKD
Người dân vui mừng phấn khởi khi nhận tiền vay (tại Điểm giao dịch xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh), để đầu tư SXKD

Từ nguồn vốn vay của Chương trình, nhiều hộ dân sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tiêu biểu như gia đình bà Đào Thị Vịn, tổ 2, ấp Sóoc Rung, xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh, chia sẻ: Năm 2021, biết được thông tin từ chương trình cho vay SXKD tại vùng khó khăn của NHCSXH, tôi mạnh dạn vay 50 triệu đồng, thời gian vay 3 năm. Đến hạn món vay, bà Vịn cho biết, nhờ nguồn vốn đã vay, gia đình đã phát triển vườn tiêu, đến nay, vườn tiêu đã có thu và vườn tiêu phát triển xanh tốt, mang lại ổn định kinh tế gia đình. Năm 2024, để tiếp tục phát triển vườn tiêu gia đình bà tiếp tục được bình xét cho vay số tiền 100 triệu đồng, để mở rộng và phát triển thêm 500 nọc tiêu.

Cũng như gia đình bà Vịn, nhiều hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn trên địa bàn xã Lộc Phú được vay vốn đầu tư mua sắm vật tư, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất; mua giống cây trồng, vật nuôi… Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình làm giàu từ nguồn vốn vay ưu đãi, như mô hình phát triển trồng trọt, chăn nuôi,… góp phần thay đổi cuộc sống của không ít hộ gia đình tại vùng khó khăn trên địa bàn.

Gia đình ông bà Lưu Thị Thu Thảo (ở ấp 6, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh), vui mừng phấn khởi bên vườn bơ và ổi, cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng/năm, do được đầu tư nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ Chi nhánh NHCSXH huyện Lộc Linh.
Gia đình ông bà Lưu Thị Thu Thảo (ở ấp 6, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh), vui mừng phấn khởi bên vườn bơ và ổi, cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng/năm, do được đầu tư nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ Chi nhánh NHCSXH huyện Lộc Linh

Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lộc Ninh Nguyễn Đức Phong, cho biết, Chương trình cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn được triển khai trên địa bàn huyện từ năm 2007, theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ. Từ tháng 3/2016, mức vay tối đa được điều chỉnh tăng lên 50 triệu đồng/hộ. Một số trường hợp cụ thể có thể điều chỉnh mức cho vay từ 50 - 100 triệu đồng/hộ và phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Lãi suất cho vay bằng 9%/năm.

Để thực hiện hiệu quả Chương trình, hằng năm, Chi nhánh NHCSXH huyện tham mưu Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH huyện giao chỉ tiêu cụ thể cho từng xã. Trong quá trình triển khai, phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã và các hội, đoàn thể kiểm tra, giám sát, bảo đảm vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng và được sử dụng đúng mục đích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn SXKD tại vùng khó khăn được tiếp cận vốn vay nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng SXKD, nâng cao thu nhập.

Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lộc Ninh đến thăm, kiểm tra hộ gia đình trên địa bàn xã Lộc Phú vay vốn đầu tư chăn nuôi bò, phục vụ sản xuất
Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lộc Ninh đến thăm, kiểm tra hộ gia đình trên địa bàn xã Lộc Phú vay vốn đầu tư chăn nuôi bò, phục vụ sản xuất

Đến nay, Chi nhánh NHCSXH huyện Lộc Ninh đang triển khai 17 Chương trình với tổng dư nợ 610 tỷ đồng, 13.077 khách hàng. Trong đó, tổng dư nợ của Chương trình cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn trên địa bàn huyện đạt trên 105 tỷ đồng với 2.250 hộ gia đình còn dư nợ, bình quân vay 47 triệu đồng/hộ. Doanh số cho vay vốn 8 tháng năm 2024 đạt 23.296 tỷ đồng với 377lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ 17.459 tỷ đồng. Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Chương trình, người dân đã đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả, thu nhập và đời sống người dân có nhiều chuyển biến. Người dân trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Theo Giám đốc Chi nhánh NHCSXH huyện Lộc Ninh Nguyễn Đức Phong, để đẩy mạnh giải ngân vốn cho những hộ gia đình có nhu cầu, thông qua hoạt động cho vay, NHCSXH huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đoàn thể các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả theo mục tiêu Chương trình đặt ra.

Có thể khẳng định, Chương trình cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn do Chi nhánh NHCSXH huyện Lộc Ninh thực hiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp người dân có điều kiện phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống, góp phần to lớn đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, cơ sở hạ tầng có nhiều khởi sắc… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Trong đó một niềm vui lớn hơn đến từ việc chuyển biến về nhận thức, suy nghĩ của bà con dân bản, khi nơi đây từng "điểm nóng" về tảo hôn thì nay Quế Phong đã thành điểm sáng trong công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết.