Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Gia Lai khoán bảo vệ hơn 50.000 ha rừng cho vùng đồng bào DTTS

Ngọc Thu - 05:51, 15/12/2023

Thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 3 về phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp bền vững gắn bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), trong 2 năm 2022 và 2023, tỉnh Gia Lai đã thực hiện khoán bảo vệ rừng được hơn 50.000 ha.

Cụ thể, trong năm 2023, tổng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 phân bổ cho các địa phương và đơn vị chủ rừng là 55,371 tỷ đồng để hỗ trợ các hoạt động khoán bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào DTTS, hộ người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã thuộc khu vực II, khu vực III theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, 12/14 huyện và 14/18 chủ rừng đã thực hiện khoán bảo vệ rừng được gần 22.000 ha; hỗ trợ bảo vệ rừng được 3.355,61 ha.

Lực lượng chức năng tuần tra, bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh
Lực lượng chức năng tuần tra, bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Ngoài ra, trong năm 2022, thực hiện hỗ trợ khoán bảo vệ rừng là 28.676,07 ha, hỗ trợ bảo vệ rừng được giao là 7.609,25 ha. Như vậy, trong 2 năm 2022 và 2023, tỉnh Gia Lai đã khoán bảo vệ rừng được hơn 50.000 ha, hỗ trợ bảo vệ rừng được giao là gần 11.000 ha.

Cùng với đó, việc trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, ước thực hiện hỗ trợ phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ là 120 ha.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 3 ở các địa phương cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, việc trợ cấp gạo cho hộ nghèo, hộ DTTS tham gia quản lý, bảo vệ rừng vẫn chưa triển khai thực hiện. Nguyên nhân là do chưa có hướng dẫn cụ thể từ Trung ương để xác định tiêu chí “hộ gia đình nghèo chưa tự túc được lương thực”.

Bên cạnh đó, đối tượng, tiêu chí được hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa phù hợp; tiêu chí đã sử dụng đất ổn định từ 3 năm trở lên không tranh chấp cũng chưa phù hợp với đối tượng được hỗ trợ. Không những vậy, về thiết kế, dự toán trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ, phần lớn người dân không đủ năng lực để thực hiện những hạng mục này.

Theo ông Nguyễn Văn Hoan - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin: Để thực hiện hiệu quả Tiểu dự án 1 - Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719, thời gian tới, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ giao rừng, cho thuê rừng để bảo đảm đối tượng thụ hưởng theo quy định. Bên cạnh đó, tiếp tục kiến nghị Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về hỗ trợ gạo bảo vệ, phát triển rừng; thiết kế, dự toán trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ và cây lâm sản ngoài gỗ giúp người dân sớm thụ hưởng từ chương trình.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.