Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Ghi nhận từ những khu tái định cư nơi rẻo cao Quan Hóa

Quỳnh Trâm - 16:20, 07/04/2022

Rời nơi ở cũ vì nhiều lý do như thiên tai, lũ lụt hay nhường đất cho dự án thủy điện..., các hộ dân ở huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa) được Nhà nước bố trí khu tái định cư, ổn định cuộc sống. Giờ đây, họ không còn nỗi lo mỗi khi mưa lũ, nhà ai cũng ấm no, đủ đầy nhờ có các chính sách hỗ trợ.

Một góc khu TĐC Pa Púa, bản Tà Bán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa
Một góc khu TĐC Pa Púa, bản Tà Bán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa

Có dịp đến thăm khu tái định cư (TĐC) Pa Búa, bản Tà Bán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự khang trang, đẹp đẽ của khu dân cư này. Những ngôi nhà sàn, nhà xây lớn kiên cố, hiện đại mọc gần nhau, dân cư không thưa thớt như ở các bản làng vùng cao khác.

Đây chính là một trong những điểm TĐC của các hộ dân bị di dời để xây dựng nhà máy Thủy điện Trung Sơn được xây dựng vào năm 2015.

Trưởng bản Phạm Bá Mạo cho biết, trước đây cuộc sống của người dân đa phần khó khăn, sống nhờ nương rẫy và những mảnh ruộng tự khai hoang. Vì thế, bà con luôn quẩn quanh trong đói nghèo, lạc hậu. Từ khi nhà máy thủy điện xây dựng, người dân được đền bù và bố trí TĐC, nhờ đó cuộc sống của bà con đã thay đổi rõ rệt..

Người dân bản Pa Púa được tiếp cận máy móc, thiết bị hiện đại trong sản xuất
Người dân bản Pa Púa được tiếp cận máy móc, thiết bị hiện đại trong sản xuất

Hiện bản có 5 điểm TĐC, gồm: Keo Đắm, Pom Chốn, Co Pùng, Tổ Xước, Pa Búa. “Từ ngày chuyển đến khu TĐC Pa Búa, cuộc sống người dân đã bớt nhọc nhằn hơn trước, những ngôi nhà sàn khang trang sạch đẹp được xây dựng, cơ sở hạ tầng đồng bộ. Người dân còn được tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập. Nhiều gia đình có điều kiện mua sắm các thiết bị điện như ti vi, tủ lạnh, máy lọc nước… phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Đến nay khu TĐC chỉ còn 5/52 hộ nghèo”, Trưởng bản Mạo phấn khởi nói.

Điều đáng mừng, hiện nay 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, trẻ em trong độ tuổi được đến trường, không chỉ nhà mới kiên cố, điện, đường, trường, trạm cũng đầy đủ. Bên cạnh việc phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, nhiều hộ dân còn biết làm thêm các dịch vụ hàng hóa, đa dạng ngành nghề, nâng cao thu nhập để thoát nghèo bền vững.

Có gần 20 năm công tác tại trường THCS Trung Sơn, thầy giáo Trần Văn Tiến chứng kiến cuộc sống khó khăn của các học trò và bà con bản Pa Búa. Thầy Tiến kể, bà con nơi đây nghèo lắm, đường sá đi lại vất vả, tỉ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Khi mới đến đây nhận công tác, phải đến từng nhà vận động phụ huynh cho con em đến trường.

"Hiện nay hầu hết các bản đều có điểm trường lẻ, đường sá không còn gian khó như trước. Hơn nữa, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao nên trẻ em được đến trường đi học đầy đủ”, thầy Tiến nói.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy xã Trung Sơn phấn khởi cho hay, bản Tà Bán hiện có 250 hộ/1.000 khẩu, riêng khu TĐC Pa Búa có 52 hộ/236 khẩu, với 100% là đồng bào Thái. Đến nay, đời sống bà con ở đây đã thay đổi nhiều. Thời gian tới, địa phương tiếp tục hỗ trợ để bà con có thêm đất sản xuất. Bên cạnh đó, xã sẽ mở rộng, phát triển mô hình nuôi cá lồng, kết hợp du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện để nâng cao thu nhập cho người dân.

Rời Pa Búa, chúng tôi được cán bộ xã nhiệt đưa đến thăm khu TĐC bản Co Me, xã Trung Sơn. Trận lũ kinh hoàng năm 2018, khiến gần 40 hộ dân sinh sống tại bản Co Me bị tàn phá nặng nề. Giữa tháng 6/2021, chính quyền đã xây dựng khu TĐC này và hỗ trợ 35 hộ dân di dời đến nơi ở mới.

Ngoài kinh phí hỗ trợ di dời nhà ở, tài sản, mỗi hộ được bố trí thêm một phần diện tích đất ở khoảng hơn 200m2.

Khu TĐC bản Co Me rực rỡ ánh điện về đêm
Khu TĐC bản Co Me về đêm

Ông Lương Văn Uốn, Phó Bí thư Chi bộ bản cho biết, khu TĐC Co Me hiện có 64 hộ/205 khẩu, đến nay trên 95% hộ dân có ti vi, xe máy, 100% hộ dân được sử dụng điện lưới, 100% hộ dân có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn; trẻ em trong độ tuổi được đến trường đầy đủ, tình hình an ninh, chính trị luôn được giữ vững; hộ nghèo giảm còn 22 hộ so với ngày đầu mới về.

Người dân bản Co Me được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước tập trung
Người dân bản Co Me được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước tập trung

“Chúng tôi rất phấn phởi vì đã có nơi ở mới an toàn, hiện nay chỉ còn phấn đấu làm kinh tế, bên cạnh làm kinh tế từ rừng, chúng tôi đẩy mạnh chăn nuôi, trồng trọt, có người thì làm dịch vụ; thanh niên thì xuất khẩu lao động để nâng cao thu nhập.Ngoài ra, các hộ dân TĐC còn được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ mua cây, con giống, công cụ lao động để phát triển sản xuất”, Trưởng bản Uốn hồ hởi nói.

Phó Chủ tịch UBND xã Trung Sơn Phạm Bá Tuế cho biết: Khu TĐC bản Co Me hiện nay được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, đời sống bà con cơ bản ổn định, tỉ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể, tạo tiền đề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.