Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Gần 20 năm đứng lớp, lương chỉ 2 triệu đồng

Vinh An – Y Nguyên - 10:36, 26/09/2022

Hai triệu đồng hoặc chưa đến 2 triệu đồng/tháng, là mức lương mà nhiều thầy cô giáo ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An được nhận sau gần 20 năm đứng lớp. Đồng lương bèo bọt khiến họ phải làm thêm đủ thứ việc để kiếm sống.

Một số giáo viên đang khiếu nại kết quả tuyển dụng biên chế giáo viên của huyện Yên Thành
Một số giáo viên đang khiếu nại kết quả tuyển dụng biên chế giáo viên của huyện Yên Thành

“Khó mà theo nghề được nữa”

Thầy Phan Tất Tuấn, năm nay 41 tuổi, đã có 18 năm đứng lớp, nhưng lương của thầy mỗi tháng chỉ được nhận 1,9 triệu đồng. Thầy Tuấn tốt nghiệp đại học và được nhận vào dạy hợp đồng tại trường Tiểu học xã Quang Thành (huyện Yên Thành) từ 18 năm trước. Ngày đầu, lương thầy chỉ vài trăm nghìn đồng, nhưng thầy vẫn rất nhiệt tình. Phần vì tuổi trẻ, phần vì hi vọng một ngày nào đó sẽ được tuyển dụng chính thức vào ngành.

Ở Trường Tiểu học xã Đức Thành, cô Hoàng Thị Thuý đứng lớp từ năm 2007 về bộ môn Mỹ thuật. Do trường có 2 cơ sở, mà giáo viên mỹ thuật chỉ một mình nên cô Thuý phải dạy những 23 tiết/tuần. Thế nhưng, tiền lương của cô chỉ có 2,4 triệu đồng.

Cùng cảnh ngộ, 18 năm trước, thầy Nguyễn Duy Trình ký hợp đồng dạy thể dục ở Trường Tiều học xã Hùng Thành. Lúc đầu, lương thầy chỉ 200.000 đồng/ tháng. Khi lương cơ bản tăng lên, lương thầy cũng được nhích theo, và sau 18 năm đứng lớp thì được nhận 2 triệu đồng/tháng. Trong lúc đó, mỗi tuần thầy phải dạy đến 23 tiết như các giáo viên biên chế khác. Với mức lương đó, thầy Trình không thể trang trải cuộc sống, nên lúc rảnh, ngày hè, thầy lại phải tìm đủ thứ việc như dạy bơi, phụ hồ cho các đội thợ xây. Thầy xót xa nói: “Có lẽ phải bỏ nghề thôi”.

Không riêng gì thầy Trình, mà nhiều giáo viên đều rất chán nản, vì mới đây huyện Yên Thành tổ chức thi tuyển giáo viên vào biên chế, nhưng có vẻ như có “vấn đề”. Bởi thầy Trình rất bức xúc: “Có 11 người đã làm đơn khiếu nại vì huyện thực hiện không đúng hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Nếu khiếu nại không được tôi sẽ nghỉ việc, với mức lương này, và vẫn cứ mãi là giáo viên hợp đồng thế này thì khó mà theo nghề được nữa”.

Thầy giáo Nguyễn Duy Trình phải làm thêm nghề phụ hồ để trang trải cuộc sống
Thầy giáo Nguyễn Duy Trình phải làm thêm nghề phụ hồ để trang trải cuộc sống

Cánh cửa hẹp cho giáo viên hợp đồng

Hiện nay, toàn tỉnh Nghệ An đang có gần 2000 giáo viên hợp đồng, trong đó huyện Yên Thành có 415 người, và rất nhiều người đã trên 40, 50 tuổi. Đợt tuyển dụng vừa rồi của huyện, có 12 giáo viên là con thương binh, họ đều đứng lớp từ 15 năm trở lên, nhưng lại bị trượt khi thi tuyển vào biên chế nên đã khiếu nại. Các giáo viên này khiếu nại rằng, họ là con thương binh, gia đình chính sách, có thành tích, có đóng góp cho ngành và đều đã đóng bảo hiểm trước 2015 như quy định. Tuy nhiên, Hội đồng xét tuyển của huyện Yên Thành lại không lấy xét tuyển làm chủ đạo mà tiến hành thi tuyển.

Mặt khác, theo Công văn số 5378, ngày 5/11/2019 của Bộ Nội vụ, thì những người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mới dủ điều kiện dự tuyển. Thế nhưng, một số giáo viên thuộc diện hợp đồng trường, đóng bảo hiểm tự nguyện, không phải bảo hiểm bắt buộc vẫn được cho tham gia dự tuyển.

Đơn khiếu nại của các giáo viên, có đoạn: “Chúng tôi là những giáo viên hợp đồng lâu năm với đồng lương ít ỏi cùng bao khó khăn vất vả. Nhưng vì lòng yêu nghề và hy vọng vào tương lai nên chúng tôi vẫn hết sức cố gắng và bám trụ với nghề, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.

Trao đổi với chúng tôi về khiếu nại của một số giáo viên, ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng Nội vụ huyện Yên Thành, khẳng định: “Quy trình tuyển dụng là đúng, không có tiêu cực”. Và ông Thuận cũng chia sẻ: Lãnh đạo huyện rất thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của giáo viên hợp đồng, tuy nhiên do chỉ tiêu đợt vừa rồi ít, chỉ được phân bổ 45 người.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!