Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Duy trì nghề thủ công truyền thống là cách bảo vệ rừng của người Pala’wan

Duy Ly (theo news.mongabay.com) - 09:01, 21/04/2022

Các chuyên gia tại Philippine nhận định rằng, việc duy trì thực hành nghề thủ công truyền thống sẽ tạo ra động lực cho việc bảo tồn rừng. Tuy nhiên, các mối đe dọa của đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu đã làm tê liệt ngành du lịch của Philippines, kìm hãm nhu cầu về “tingkep” cũng như các nghề thủ công truyền thống khác, tạo ra thách thức về sinh kế tại đây.

Sublito Tiblak chuẩn bị nguyên liệu làm tingkep (giỏ thủ công truyền thống)
Sublito Tiblak chuẩn bị nguyên liệu làm tingkep (giỏ thủ công truyền thống)

Mỗi buổi sáng, Sublito Tiblak (46 tuổi) chuẩn bị tukew (dao truyền thống của người Philippine) vào rừng thu thập nguyên liệu như tre, cọ… để làm “tingkep” - loại giỏ thủ công truyền thống của người Pala’wan.

Chị Labin (31 tuổi), vợ của Tiblak thường ở nhà và cần mẫn với việc đan giỏ cùng các chị em trong làng. Chị cho biết, để hoàn thiện một chiếc giỏ, thường mất từ 3 đến 7 ngày tuỳ thuộc vào kích thước của chúng.

“Thay vì săn bắt động vật hoang dã hay khai thác gỗ, chúng tôi muốn tạo ra những chiếc giỏ và kiếm thêm sinh kế từ chúng”, chị chia sẻ.

Hai vợ chồng Tiblak được công nhận là hai trong số 65 nghệ nhân đan giỏ truyền thống của người bản địa Pala’wan
Hai vợ chồng Tiblak được công nhận là hai trong số 65 nghệ nhân đan giỏ truyền thống của người bản địa Pala’wan

Đại dịch tấn công doanh số bán hàng

Arlene Piramide, công chức du lịch của Pala’wan cho biết: “Ngành du lịch từng là thị trường chính cho tingkep và các mặt hàng thủ công truyền thống khác. Tuy nhiên, các quy định an toàn trong suốt thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 đã hạn chế nhiều người đi du lịch, buộc nhiều cửa hàng lưu niệm và các cơ sở du lịch khác phải đóng cửa, do vậy nhu cầu về tingkep cũng giảm đáng kể”.

Như trường hợp của Sublito Tiblak, trước đại dịch Covid-19, mức thu nhập trung bình hàng tháng của anh là 25.000 peso (485 đô la), nay thu nhập giảm xuống còn 6.000 peso (116 đô la) một tháng. “Tuy nhiên, điều này vẫn tốt hơn nhiều so với năm đầu tiên của đại dịch, khi tôi không có doanh số bán hàng”, Tiblak trải lòng.

Anh rất lo lắng về việc nhu cầu và doanh số giảm sẽ làm giảm tinh thần của những thợ thủ công tại đây. “Nếu đại dịch tiếp tục xảy ra và có ít người mua hơn, tôi sợ rằng những người thợ dệt tingkep sẽ mất đi hứng thú và ngừng làm nghề thủ công. Khi đó, nghề truyền thống sẽ không có cơ hội chuyển giao cho thế hệ trẻ”, anh nói.

Khủng hoảng khí hậu đe dọa nghề truyền thống

Bên cạnh đại dịch, việc biến đổi khí hậu tàn phá các vùng lãnh thổ và tài nguyên của người bản địa là một mối đe dọa khác đối với các hoạt động bảo tồn nghề truyền thống.

Người Pala’wan cần mẫn bảo tồn nghề thủ công truyền thống
Người Pala’wan cần mẫn bảo tồn nghề thủ công truyền thống

Degawan, Giám đốc Chương trình người bản địa và truyền thống của tổ chức Bảo tồn quốc tế cho biết: “Văn hoá cũng là lĩnh vực chịu tác động rất lớn của biến đổi khí hậu nhưng lại thường ít được chú ý đến. Ở nhiều vùng, sạt lở đất, lũ lụt và hạn hán đã làm gián đoạn không chỉ việc thực hành các nghi thức truyền thống mà còn ảnh hưởng đến cả việc bảo tồn ngôn ngữ và sinh kế, đe dọa sự tồn tại của các cộng đồng người”.

Những người thợ đan như anh Tiblak đã cảm nhận được tác động của biến đổi khí hậu trong suốt thời gian qua và đang phải học cách thích ứng. Mùa khô hiện nay đang nóng hơn trước rất nhiều, anh Tiblak không còn đi vào rừng sau 10 giờ sáng nữa, bởi vì trời nắng nóng rất khó chịu. Nếu buộc phải ở lại qua trưa, anh sẽ cố gắng đến những khu vực gần suối để làm dịu cơn khát và hạ nhiệt cơ thể.

Trong mùa khô, nhiệt độ cao và nắng nóng gay gắt đến mức có thể làm khô héo thảm thực vật tại đây. Vì vậy, để có được những vật liệu tốt nhất, người dân phải đi bộ thêm một tiếng rưỡi nữa để vào sâu trong rừng. Bên cạnh đó, các vật liệu được thu thập cũng nên tránh ánh nắng trực tiếp để tránh làm chúng bị giòn.

Còn vào mùa mưa, sạt lở đất và lũ quét cũng xảy ra nhiều hơn. Việc vào rừng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, vì vậy người dân tại đây cũng hạn chế khai thác vào thời điểm này.

Những chiếc giỏ truyền thống có hoa văn lấy cảm hứng từ thiên nhiên, phản ánh mối quan hệ sâu sắc của người Pala’wans với rừng núi nơi đây
Những chiếc giỏ truyền thống có hoa văn lấy cảm hứng từ thiên nhiên, phản ánh mối quan hệ sâu sắc của người Pala’wans với rừng núi nơi đây

Nói về việc đại dịch và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến người dân Pala’wan, Tiblak cho biết, anh không chắc tương lai sẽ ra sao đối với truyền thống tingkep, nhưng anh vẫn còn hy vọng: “Tôi biết Empu (Đấng tối cao) sẽ không rời bỏ chúng ta, và những người dân Pala’wan sẽ làm mọi cách để bảo vệ rừng, bảo vệ truyền thống dân tộc”.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.