Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Độc đáo giày gỗ Hà Lan

Nguyệt Anh (T/h) - 18:32, 05/07/2021

Giống như nhiều dân tộc châu Á, người Hà Lan cũng dùng giày gỗ để đi thay cho guốc mộc hở ngón. Sở dĩ như vậy vì một phần lớn lãnh thổ nước này thấp hơn mực nước biển, mưa bão liên miên. Vì vậy, người Hà Lan muốn đôi chân lúc nào cũng được khô ráo, không bị sình lầy, vật nhọn, côn trùng xâm phạm khi đi làm hay đi chơi.

Một sạp hàng bày bàn giày gỗ tại Hà Lan
Một sạp hàng bày bàn giày gỗ tại Hà Lan

Theo tiếng Hà Lan, giày gỗ có nghĩa là Klompen, ý chỉ những đôi giày cứng rắn, vì trong quá khứ cũng đã tồn tại một số loại giày bằng cỏ, rơm rạ dễ tróc mủn. Người ta bắt đầu làm giày gỗ từ thế kỷ 12, khi phát hiện ra việc xỏ chân vào những khúc gỗ rỗng, giúp đi lại tiện lợi hơn. 

Giày gỗ được treo bậu cửa cho nhanh khô
Giày gỗ được treo bậu cửa cho nhanh khô

Những đôi giày sơ khai thường được đẽo từ gỗ tổng quán sủi, một chi nhánh của họ bạch dương, vì gỗ trắng trẻo, vân hoa đẹp mắt, không cần trang trí thêm. Về sau, thấy gỗ cây dương, bồ liễu mềm hơn, họ đã chuyển sang chế tác Klompen và tiến hành vẽ trang trí thêm hình ảnh cối xay gió, hoa tuy líp, nông trại bò, các thiếu nữ vắt sữa và mục đồng chăn trâu... Hiện nay, mỗi năm Hà Lan sản xuất khoảng sáu triệu đôi giày, một nửa để đi và một nửa làm quà tặng du lịch.

Hầu như tất cả các làng quê của Hà Lan đến nay vẫn còn duy trì phong tục đi giày gỗ, nhất là trong ngày hội xuân. Ai nấy đều có thể nhảy múa với những đôi giày nhiều màu sắc và có khi to gấp đôi bàn chân và họ đã đi quen.

Những hoa văn sinh động trên giày gỗ
Những hoa văn sinh động trên giày gỗ

Dân gian còn có một số điệu múa dành riêng cho giày gỗ, gọi là Klompendans - mà mỗi bước nhảy đều kêu lọc cọc, lách cách vui tai. Nam nhi đến tuổi cập kê cũng có truyền thống làm giày, mua giày gỗ để tặng bạn gái, coi như một lễ vật định tình. Nếu cô gái ưng thuận chàng trai, chị sẽ diện chúng luôn hôm đó, và những đôi giày cũng sẽ theo họ vào trong thánh đường trong ngày hợp hôn. Vào ngày cưới, cả nhà dâu rể đều xỏ những đôi giày đẹp nhất, tiếng gõ gót của những đôi giày trên đường, tạo nên những bản hòa nhạc kỳ diệu.

Giày gỗ đủ mẫu mã, kiểu dáng
Giày gỗ đủ mẫu mã, kiểu dáng

Thường thì nông dân sẽ có kiểu giày mũi vuông để tránh vấy bùn. Còn thợ thủ công do đi lại nơi khô ráo hơn nên giày có mũi tròn. Ngư dân thì có giày mũi nhọn nhằm móc và kéo lưới lại gần. Cũng có những Klompen có lẽ chỉ người khổng lồ mới đi nổi, vì người ta có thể ngồi thụp bên trong, những đôi giày như vậy cốt yếu là để trang trí.  Những đôi giày cũ, không dùng nữa sẽ được tận dụng để làm giỏ hoa, cây cảnh, cả hoa đất lẫn hoa thủy sinh. Thành thử, Klompen là những con thuyền trên cạn của người Hà Lan.

Trẻ em Hà Lan nghịch ngợm (bơi) trong Klompen
Trẻ em Hà Lan nghịch ngợm (bơi) trong Klompen

Mỗi vùng miền ở đây đều có một phong cách Klompen riêng, song đều là những tác phẩm thủ công khá cầu kỳ, phải tốn ba, bốn tiếng mới làm xong một đôi. Đầu tiên, phải dùng cưa sắt cắt một khúc gỗ, rồi lấy đục tỉa dần cho tới khi có hình như một hạt đậu. Nhằm dễ gọt, nghệ nhân cần dùng gỗ ướt, còn gỗ khô sẽ bị nứt vỡ. Làm xong phần ngoài rồi thì khoét lòng trong. Cuối cùng, đánh bóng, sau khi phơi ba tuần thì quét sơn, thường là sơn đỏ, vàng, hồng… bên ngoài sẽ vẽ  những mô típ, biểu tượng truyền thống hay hiện đại tùy theo sở thích.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.