Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Hà Lan hỗ trợ Lâm Đồng phát triển nông nghiệp bền vững

PV - 15:47, 18/06/2018

Vừa qua, tại TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức tọa đàm sản xuất thực phẩm bền vững tại Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm chuyên đề “Thực phẩm đến từ đâu?-Giải pháp từ Hà Lan cho sản xuất thực phẩm bền vững tại Việt Nam”, các doanh nghiệp Hà Lan và Việt Nam tham gia đã có những trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc áp dụng các công nghệ, kỹ thuật và giải pháp của Hà Lan trong bối cảnh Việt Nam.

Nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng có nhiều dấu ấn của các doanh nghiệp đến từ Hà Lan. Nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng có nhiều dấu ấn của các doanh nghiệp đến từ Hà Lan.

 

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Carel Richter, Tổng Lãnh sự Hà Lan tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, Việt Nam và Hà Lan cùng mang sứ mệnh và trách nhiệm tìm ra giải pháp cho những thử thách chúng ta đang đối mặt. Phát triển nông nghiệp bền vững chính là chìa khóa, và chúng ta hãy cùng tiếp tục hợp tác cùng nhau với lòng nhiệt huyết, với nhận thức, kiến thức và công nghệ.

Dịp này, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng và Công ty TNHH Rijk Zwaan Việt Nam đã thống nhất ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp.

Biên bản ghi nhớ là cơ sở khung để triển khai các chương trình hợp tác cụ thể nội dung về nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống và dinh dưỡng và bảo vệ thực vật giữa các bên.

Được biết, từ khi các nhà đầu tư nước ngoài đến đây, Lâm Đồng lại trở thành địa phương tiên phong trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với khoảng 50.000ha đất sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chiếm 18% đất sản xuất của tỉnh.

ĐOÀN KIÊN

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo... trên các lĩnh vực tham gia tham luận.