Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Du lịch Lào Cai tìm hướng đi trong “bão” dịch

Trọng Bảo - 10:19, 22/02/2020

Năm 2019, tỉnh Lào Cai đón trên 5 triệu lượt du khách với tổng doanh thu trên 20 nghìn tỷ đồng đóng góp trên 10% GRDP toàn tỉnh. Tuy nhiên, trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19, dự báo doanh thu từ du lịch của tỉnh trong thời gian tới sẽ giảm mạnh.

Đền Thượng (TP. Lào Cai) một trong những điểm đến hấp dẫn cũng không một bóng du khách
Đền Thượng (TP. Lào Cai) một trong những điểm đến hấp dẫn cũng không một bóng du khách

Cùng thời điểm này năm 2019, Công ty du lịch Quốc tế Bình Minh (TP. Lào Cai) đang phải vận hành hết công suất để phục vụ nhu cầu thăm quan, du Xuân của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khách du lịch lo ngại dịch bệnh nên không đi, vì vậy các tour du lịch đều phải hủy. 

Điều này dẫn đến các tổn thất cho Công ty như mất tiền đặt cọc các dịch vụ, nhân viên Công ty sẽ không có việc làm và ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh chung của cả năm. Đây cũng là tình trạng chung của các công ty, đơn vị tham gia hoạt động trong mảng kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 

Ông Doãn Vương Công, Giám đốc nhân sự, Khách sạn Quốc tế Aristo, TP. Lào Cai cho biết: Hiện tại, Công ty có hơn 700 lao động, do lượng khách đến thuê phòng và sử dụng các dịch vụ tại khách sạn giảm mạnh nên đơn vị đang phải tính đến phương án cho người lao động nghỉ bù, nghỉ phép và sắp tới có lẽ phải động viên cán bộ, nhân viên nghỉ tự túc để cùng chia sẻ với doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn này.

Theo Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai có khoảng 10.000 khách Trung Quốc đăng ký vào Lào Cai đã phải hủy lịch; các khách sạn bị hủy 30-50% lượng đặt phòng kể từ khi dịch bệnh bắt đầu nóng. Lào Cai cũng đã tạm ngừng tiếp nhận khách Trung Quốc qua cửa khẩu và cũng tạm dừng việc xuất cảnh khách Việt Nam sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên không chỉ lượng khách đến từ Trung Quốc sụt giảm mà nhiều thị trường khách đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ… cũng giảm đáng kể.

Tại Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp hạn chế tác động của dịch viêm phổi cấp do virus Corona đối với du lịch Việt Nam do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức vào ngày 5/2 vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai, ông Hoàng Văn Tuyên cho biết: Thị trường mục tiêu của Lào Cai là khách Trung Quốc, nên ngành Du lịch của tỉnh thiệt hại rất lớn khi dịch bệnh bùng phát bên phía bạn. Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khách du lịch đến với Lào Cai giảm đến 80% so với cùng kỳ.

“Hiện tại, có khoảng 15 nghìn lao động tham gia trực tiếp vào ngành dịch vụ du lịch của tỉnh. Tranh thủ những ngày ít việc vì dịch bệnh này, Hiệp hội Du lịch Lào Cai đang tổ chức đào tạo, tập huấn thêm nguồn nhân lực này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang tính đến việc từng bước chuyển thị trường du khách sang các nước khác, phát triển du lịch nội địa; không phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc”, ông Tuyên thông tin.

Hiệp hội Du lịch Lào Cai cũng đề xuất Hiệp hội Du lịch Việt Nam có ý kiến lên Chính phủ xem xét giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải du lịch để gián tiếp hỗ trợ cho lực lượng lao động đông đảo trong ngành Du lịch.

Thị trường mục tiêu của Lào Cai là khách Trung Quốc, nên ngành Du lịch của tỉnh thiệt hại rất lớn khi dịch bệnh bùng phát bên phía nước bạn. Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khách du lịch đến với Lào Cai giảm đến 80% so với cùng kỳ”.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai, ông Hoàng Văn Tuyên


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.