Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Dự báo xâm nhập mặn ở ĐBSCL đến sớm và cao hơn trung bình nhiều năm

Vụ TTCĐ- CĐ - 15:08, 25/08/2021

Theo Cơ quan dự báo Khí tượng Thủy Văn Quốc gia: Tổng lượng dòng chảy trong mùa khô 2021 - 2022 từ thượng nguồn sông Mê Kông về hạ lưu ở mức thiếu hụt từ 5 - 10% so với trung bình nhiều năm, nhưng cao hơn mùa khô năm 2019 - 2020 khoảng 15 - 25%.


Hạn mặn vẫn tiếp tục là thách thức lớn đối với hàng chục triệu người dân ĐBSCL.
Hạn mặn vẫn tiếp tục là thách thức lớn đối với hàng chục triệu người dân ĐBSCL.

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Hoàng Văn Đại cho biết, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ đến sớm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, khả năng tương đương mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) năm 2020 - 2021, 2016 - 2017, không nghiêm trọng như mùa khô 2019 - 2020.

Theo ông Hoàng Văn Đại, tổng lượng dòng chảy trong mùa khô 2021 - 2022 từ thượng nguồn sông Mê Kông về hạ lưu ở mức thiếu hụt từ 5 - 10% so với trung bình nhiều năm, nhưng cao hơn mùa khô năm 2019 - 2020 khoảng 15 - 25%. Tổng lượng nước về ĐBSCL (tính đến trạm Kratie - Campuchia) khoảng 83 tỷ m3, thiếu hụt so với trung bình nhiều năm khoảng 2,5 tỷ m3.

Đề cập đến tổng lượng mưa tại ĐBSCL, ông Hoàng Văn Đại cho rằng, từ tháng 9/2021 đến tháng 2/2022, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10 - 40%. Mùa mưa tại khu vực có khả năng kết thúc muộn, trong những tháng mùa khô có thể xuất hiện mưa trái mùa.

Cụ thể, tổng lượng mưa tại thượng lưu sông Mê Kông phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 15 - 30%, riêng tháng 9 - 10/2021 có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm từ 15 - 30%.

Trung lưu sông Mê Kông tổng lượng mưa tháng 9/2021 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 10 - 11/2021 phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 20 - 40%, từ tháng 12/2021 - 2/2022 tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 25%.

Hạ lưu sông Mê Kông từ tháng 10/2021 - 1/2022, tổng lượng mưa đều có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm từ 15 - 30%, riêng tháng 9/2021 và tháng 2/2022, tổng lượng mưa xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Đối với tình hình lũ năm 2021 ở khu vực ĐBSCL, theo ông Đại, đỉnh lũ năm 2021 tại đầu nguồn sông Cửu Long (trạm Tân Châu và Châu Đốc, tỉnh An Giang) dao động ở mức báo động 1 và xuất hiện muộn (khoảng giữa tháng 10/2021); mực nước đỉnh lũ các trạm vùng hạ nguồn sông Cửu Long phổ biến ở mức báo động 2 - báo động 3, có nơi trên báo động 3, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, ven sông, đặc biệt tại TP. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ, hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL và thường xuyên báo cáo, cập nhật thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và bảo đảm đời sống, sản xuất trong khu vực trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp./.


Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.