Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dự án lâm sinh “phá sản”, hàng nghìn héc ta rừng bị mất

Hoàng Thùy - 18:48, 27/02/2022

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Kết luận Thanh tra số 3318/KL-STNMT về công tác quản lý, sử dụng đất; quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện dự án đầu tư tại xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông của Viện Khoa học lâm nghiệp (VKHLN) Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Viện Khoa học lâm nghiệp (VKHLN) Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để mất hàng nghìn héc ta rừng
Viện Khoa học lâm nghiệp (VKHLN) Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để mất hàng nghìn héc ta rừng

Theo kết luận thanh tra, năm 2003, UBND tỉnh Đắk Lắk cũ giao 3.280 ha rừng và đất rừng phòng hộ xung yếu thuộc địa giới hành chính xã Đắk P’lao, huyện Đắk Nông nay là tỉnh Đắk Nông cho VKHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trụ sở tại TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng quản lý bảo vệ và thực hiện dự án nghiên cứu lâm sinh. 

Ngày 25/5/2005, đoàn công tác liên ngành tiến hành bàn giao đất trên thực địa. Tại thời điểm bàn giao: “Trong khu đất bàn giao, đang có một số diện tích được các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn sử dụng để canh tác nương rẫy; một số mốc do VKHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cắm sai vị trí so với bản đồ theo quyết định giao đất”. Do đó, đoàn liên ngành đề nghị: “VKHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phối hợp với các chủ rừng liền kề tiến hành xác định lại ranh giới và cắm lại mốc ranh giới đúng quy định; phúc tra lại tài nguyên rừng hiện có để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, làm cơ sở xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng; phối hợp với chính quyền địa phương có giải pháp xử lý đối với diện tích các hộ dân đang sử dụng trên khu đất được giao”. Tuy nhiên, từ khi được nhận đất và rừng trên, VKHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên không tiến hành phúc tra hiện trạng rừng, cắm lại mốc ranh giới cũng như không tiến hành xử lý diện tích các hộ dân đã lấn chiếm sử dụng theo đề nghị của liên ngành.

Kết luận thanh tra khẳng định, trong quá trình quản lý, bảo vệ rừng, VKHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng, để mất rừng với tổng diện tích hơn 2.000 ha. Đến thời điểm thanh tra, đã xác định được 1.142 hộ xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp và rừng. Không chỉ để mất rừng, đất rừng, kết luận Thanh tra còn chỉ ra, dự án lâm sinh của VKHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thực hiện không hiệu quả, chưa đạt đúng mục tiêu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt.

Kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên Môi trường nêu rõ, trách nhiệm chính thuộc về VKHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên còn có trách nhiệm của kiểm lâm địa bàn từ 2005 đến 2020; Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Đắk G’long qua các thời kỳ; Chủ tịch UBND xã Đắk Som qua các thời kỳ từ 2003-2020.

Trên cơ sở kết luận thanh tra nói trên, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện lập hồ sơ, tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi hơn 2.100 ha đất lâm nghiệp và hơn 961 ha đất, rừng của VKHLN Nam Trung Bộ và Tây nguyên được giao quản lý, bảo vệ rừng; lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai. Đồng thời, xem xét, tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân có khuyết điểm liên quan đến kết luận thanh tra.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.