Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khánh Hòa: Dùng "luật rừng" để xử người bảo vệ rừng

Tiếng Dân - 12:09, 07/10/2021

Thời gian gần đây, tại xã Suối Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) tình trạng phá rừng và hành hung lực lượng bảo vệ rừng diễn ra thường xuyên. Việc này không những gây hoang mang cho những người bảo vệ rừng, mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, khiến người dân lo lắng.

Nhiều diện tích rừng ở Suối Tân đã bị phá trắng
Nhiều diện tích rừng ở Suối Tân đã bị phá trắng

Phá rừng trong thời gian dài

Theo phản ánh của người dân địa phương, thời gian gần đây, tại Tiểu khu 231, núi Đá Hang, một khoảng rừng tự nhiên tái sinh rất lớn đã bị đốn hạ. Hàng loạt cây gỗ quý có đường kính 20 - 40 cm bị cưa hạ nằm ngổn ngang. Những cây nhỏ cũng bị các đối tượng chặt hạ để đốt than.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ Hằng (sau đây gọi tắt là Công ty Mỹ Hằng) cho biết: Rừng khu vực núi Đá Hang là nguồn tài nguyên quý hiếm, có vai trò giữ nguồn nước ngầm cho cả một khu vực dân cư rộng lớn, chống xói mòn, hạn hán. Nhiều nhà đầu tư đã đến đây khảo sát tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng này. 

Công ty chúng tôi được chính quyền địa phương giao quản lý, bảo vệ, chăm sóc 355 ha rừng tái sinh tự nhiên tại đây đã 15 năm. Công ty bỏ nhiều công sức, tiền của để nuôi dưỡng những cánh rừng nơi đây, mong muốn giữ được tài nguyên để phát triển du lịch, tạo điểm nhấn cho quê hương. Tuy nhiên, những năm qua, tình trạng phá rừng đốt than, chiếm đất làm rẫy trồng xoài, chuối, mít tại đây diễn ra thường xuyên.

"Công ty và người dân nhiều lần gửi đơn phản ánh đến các cấp chính quyền; nhưng càng phản ánh, càng gửi đơn, thì chúng tôi thấy các vụ phá rừng diễn ra càng nhiều”, bà Hằng chia sẻ thêm.

Rừng tự nhên ở Suối Tân đã biến thành rẫy
Rừng tự nhên ở Suối Tân đã biến thành rẫy

Trao đổi với phóng viên, theo ông Nguyễn Ngọc Khuê, Chủ tịch UBND xã Suối Tân thì, khu vực núi Đá Hang có đến trên 1.000ha rừng tái sinh và đất lâm sinh, trải dài trên địa phận các xã Cam Hòa, Cam Tân và Suối Tân, huyện Cam Lâm. Khoảng 5 - 6 năm nay, tình trạng phá rừng làm rẫy diễn ra liên tục, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, nhiều diện tích đất rừng biến thành nương rẫy.

"Việc khai hoang làm rẫy trên diện tích đất rừng trước năm 2003, được xem là hợp pháp và không xử lý được. Còn phá rừng làm rẫy sau năm 2003 có xảy ra và xã có đi kiểm tra, lập biên bản xử lý, tình trạng phá rừng làm rẫy ở địa bàn xã Suối Tân không còn", ông Chủ tịch xã nói.

Côn đồ ngang nhiên lộng hành 

Anh Biêm bị các đối tượng đánh và bị đa chấn thương trên cơ thể
Anh Biêm bị các đối tượng đánh và bị đa chấn thương trên cơ thể

Như vậy, theo lời Chủ tịch xã Suối Tân, thì tình trạng phá rừng ở địa phương không còn. Nhưng thực tế, thì tình trạng này vẫn tiếp diễn. Đáng nói, các đối tượng phá rừng ngày càng manh động, coi thường pháp luật và tấn công luôn lực lượng bảo vệ rừng. 

Mới đây nhất, vào ngày 14/9, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Công ty Mỹ Hằng đã có đơn trình báo gửi Công an xã Suối Tân và Công an huyện Cam Lâm về việc, 2 người là lực lượng bảo vệ rừng của Công ty bị nhóm côn đồ hành hung và bị cướp đi chiếc điện thoại.

Theo đó, vào khoảng 13 giờ ngày 13/9/2021, trong phạm vi dự án trồng rừng 226 ha (Tiểu khu 231 xã Suối Tân, huyện Cam Lâm) thuộc Công ty Mỹ Hằng đang quản lý, khai thác, có khói bốc lên, lực lượng bảo vệ rừng gồm anh Nguyễn Quốc Hưng và anh Nguyễn Văn Biêm lên kiểm tra, thì thấy có 7 người (6 nam, 1 nữ ) đang đốt rừng. Lúc này, anh Hưng, anh Biêm lấy điện thoại ra chụp hình để làm bằng chứng, thì 3 người đàn ông lao vào đánh anh Hưng, 3 người khác lao vào đánh anh Biêm túi bụi. 

Anh Biêm bị một đối tượng dùng cây rựa bổ từ trên đầu xuống. Anh né được nhưng đến lần bổ thứ hai, thì bị chém vào đầu gối trượt xuống bị thương. Anh Hưng bị các đối tượng dùng cây tròn đánh từ trên đầu xuống gây đa chấn thương. Hành hung xong, nhóm đối tượng cướp đi chiếc điện thoại của Hưng.

Qua trao đổi, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, cho biết: "Sau khi sự việc xảy ra, nhóm đối tượng rút chạy và bà đã gọi điện báo Công an xã Suối Tân đến lập biên bản vụ việc. Riêng anh Biêm (chồng bà Hằng) và Hưng (em trai bà Hằng) bị đa chấn thương trên khắp cơ thể, phải chuyển đi Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa để cấp cứu. Các đối tượng hành hung đánh người gây thương tích còn cướp đi một điện thoại của Hưng, trong đó có nhiều tài liệu, chứng cứ vụ việc".

Phía Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cho biết: Qua xác định ban đầu của các bác sĩ, thì Hưng bị thương nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó vùng sọ não cũng bị chấn thương; còn anh Biêm thì bị thương nặng ở chân và vết chém vào vùng cẳng chân. Các bệnh nhân phải nhập viện theo dõi và điều trị.

Được biết, từ nhiều năm nay, việc phá rừng, xâm lấn đất rừng trái phép, tấn công lực lượng bảo vệ rừng của Công ty Mỹ Hằng khu vực Tiểu khu 231 xã Suối Tân, huyện Cam Lâm xảy ra thường xuyên. 

Rất mong các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa sớm điều tra, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng trên và xử lý nghiêm minh, để những người làm công tác bảo vệ rừng yên tâm.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.