Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng Tháp: Trồng măng tây thu nhập ổn định

Như Lam - 16:57, 15/12/2020

Thời gian qua, nhiều nông dân ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phấn khởi bởi việc mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng măng tây đã mang lại thu nhập khá, qua đó cải thiện đời sống cho người dân.

Măng tây là loại cây chỉ trồng một lần nhưng cho thu hoạch kéo dài từ 5 - 7 năm.
Măng tây là loại cây chỉ trồng một lần nhưng cho thu hoạch kéo dài từ 5 - 7 năm.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Cao Lãnh, từ năm 2019, huyện đã hỗ trợ 2 hộ nông dân xã Mỹ Long trồng măng tây trên diện tích 0,3 ha để làm mô hình trình diễn. Năm 2020, mô hình được tiếp tục nhân rộng lên 1 ha tại các xã: Bình Hàng Trung, Phương Trà, Mỹ Long và Mỹ Hiệp.

Nông dân Phạm Văn Khắp ở xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh trồng 1.000 m2 măng tây, mỗi ngày thu hoạch 3 - 5 kg, giá bán 70.000 - 80.000 đồng/kg. Khi có sản lượng cao, Công ty Gapfood đến thu mua hết.

Ông Khắp cho biết: Mô hình măng tây chi phí đầu tư cao nên trong năm đầu chưa có lãi, sang các năm tiếp theo bắt đầu có lãi. Mỗi lần thu hoạch kéo dài 3 - 4 tháng, tùy vào chế độ chăm sóc, có thể ngưng một tháng để nuôi dưỡng lại cây mẹ, sau đó thu hoạch tiếp 3 - 4 tháng.

Măng tây được bày bán trong siêu thị với giá cao
Măng tây được bày bán trong siêu thị với giá cao

Măng tây là loại cây chỉ trồng một lần, nhưng cho thu hoạch kéo dài từ 5 - 7 năm, sản lượng cao nhất thường tập trung từ năm thứ 3 đến năm thứ 5. Năm thứ 6 đến năm thứ 7 năng suất, chất lượng măng bắt đầu giảm, khi đó có thể phá bỏ cây cũ để trồng mới.

(Tin thuộc Chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.