Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Đồng Nai: Nhiều sông suối bị ô nhiễm

PV - 14:39, 24/08/2018

Thời gian vừa qua, các cơ sở chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai phát triển mạnh nhưng chưa có quy hoạch chi tiết. Do đó, khu vực xung quanh bị ô nhiễm nặng, nhiều kênh, rạch, sông suối bị chuyển màu.

Anh Nguyễn Thanh Phước, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) chỉ xuống dòng nước đen kịt đang cuộn chảy, bức xúc nói: “Ngày xưa những con suối này nước trong vắt, cá tôm nhiều lắm, trẻ con còn lội xuống tắm rửa. Thế mà bây giờ suối đã đổi màu đen kịt, chỉ cần nhúng tay chân xuống thì ngứa không chịu nổi. Thậm chí, nước ngầm bây giờ cũng ô nhiễm nặng vì chất thải chăn nuôi heo ngấm xuống, chẳng ai dám tưới cây nữa”.

Môi trường xung quanh nhiều cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai bị ô nhiễm nặng. Môi trường xung quanh nhiều cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai bị ô nhiễm nặng.

Ngược dòng suối, chúng tôi thấy phía xa là những dãy chuồng nuôi heo, mùi phân heo bốc lên không thể chịu nổi. Tôi hỏi: "Thế cuối nguồn con suối này chảy về đâu?". Anh Phước bảo: "Tất cả sẽ đổ về con thác đang được làm du lịch sinh thái, chỉ cách đây hơn chục km".

Theo người dân trồng rẫy quanh đây, sau những trận mưa nước suối còn đỡ đen và ít mùi. Gặp trời nắng nóng thì không khí đặc quánh mùi phân heo, nếu ai mới đến sẽ chẳng thở nổi. Chỉ vào những gốc cà phê lá đang héo dần, anh Phước bịt mũi: “Chỉ ít bữa nữa thôi, những cây cà phê này sẽ chết đứng vì nước phân heo chảy ngập gốc. Vườn ca cao nhà tôi đã chết mấy chục gốc cũng chỉ thứ nước độc này, nhưng biết bắt đền ai”.

Còn bà Lê Thị Phương ở xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất rầu rĩ: “Trước đây, gia đình tôi thường lấy nước từ suối tưới cho rau, nhưng từ khi chăn nuôi phát triển, chất thải đổ ra suối nhiều khiến nước rất bẩn không dám lấy tưới cho rau nữa. Suốt ngày đêm phải ngửi mùi phân heo hôi thối, người dân mắc bệnh về đường hô hấp hết cả rồi!”.

Theo tìm hiểu, tình trạng ô nhiễm vì chất thải chăn nuôi đã diễn ra từ nhiều năm qua, không chỉ ở huyện Thống Nhất mà còn ở nhiều địa phương của tỉnh Đồng Nai như các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Trảng Bom...

Ông Huỳnh Thành Vinh, GĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết: “Thực tế việc quy hoạch những vùng chăn nuôi tập trung và thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đang khá nan giải, ngành Nông nghiệp một mình xử lý không xong. Với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, việc xả thải gây ô nhiễm rất khó kiểm soát”.

Theo ông Vinh, việc quy hoạch những vùng chăn nuôi tập trung đến nay được khoảng 10 năm, nhưng mới chỉ có 655/3.350 trang trại chăn nuôi đã di dời vào khu chăn nuôi tập trung. Do vậy, việc quản lý xả thải còn những bất cập, khiến ô nhiễm môi trường vùng nông thôn khá phức tạp.

Theo Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai, tỉnh này hiện có 166 cơ sở chăn nuôi lớn và 46 ngàn cơ sở nhỏ lẻ. Do Đồng Nai có quy mô chăn nuôi đứng đầu cả nước, nhất là đàn heo nên lượng chất thải chăn nuôi phát sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!