Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bào Cơ-ho ở Lâm Đồng: Đổi đời nhờ trồng dâu nuôi tằm

Lê Hường - 12:06, 09/11/2019

Từ diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đồng bào Cơ-ho ở thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã học hỏi kỹ thuật, chuyển sang trồng dâu nuôi tằm mang lại no ấm cho nhiều gia đình. Trồng dâu nuôi tằm đang là hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của người dân nơi đây.

Cán bộ kiểm tra, hướng dẫn người dân chăm sóc tằm.
Cán bộ kiểm tra, hướng dẫn người dân chăm sóc tằm.

Ông K’Bin, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Đinh Văn, chia sẻ: Thị trấn Đinh Văn có 11 tổ dân phố có đồng bào Cơ-ho sinh sống. Xưa nay đồng bào Cơ-ho chủ yếu làm lúa, trồng cà phê, nhưng đất đai không phù hợp nên cà phê phát triển kém, lúa thì chỉ làm được 1 vụ. Được Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật, cây giống nên người dân mạnh dạn chuyển đổi vùng đất sản xuất lúa, cà phê sang trồng dâu, nuôi tằm.

Nhờ nuôi tằm, đời sống của bà con đã khá giả. Ngày trước bà con không ai biết nuôi tằm đâu. Nay, được cán bộ hướng dẫn cách chăm sóc, chính quyền hỗ trợ giống, nhà nào cũng nuôi.

Gia đình anh Ya Bình, ở tổ dân phố B’Nông Jết, thị trấn Đinh Văn được giao 2 sào cà phê già cỗi, năng suất thấp nên cuộc sống gia đình rất khó khăn. Được Hội Nông dân tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ cây dâu giống, vợ chồng Ya Bình mạnh dạn nhổ bỏ cà phê chuyển sang trồng dâu, nuôi tằm. Từ thu nhập nuôi tằm, gia đình anh đã mua thêm đất, đầu tư xây nhà mới hơn 100m2 vừa để ở, vừa có chỗ để nuôi thêm tằm phát triển kinh tế.

Tương tự, gia đình ông K’Tiêu ở Tổ dân phố Ryông Srê cũng có cuộc sống ổn định kể từ ngày chuyển 4 sào lúa và 2 sào cà phê sang trồng dâu, nuôi tằm lấy kén thu về hơn 12 triệu đồng, nuôi 3 người con học đại học tại TP. Hồ Chí Minh.

“Trồng dâu, nuôi tằm không cần vốn nhiều, không mất nhiều công sức như chăm sóc cà phê, làm lúa mà nhanh được thu hoạch. Chỉ 15 ngày là có thể lấy kén, tháng nào cũng có tiền nuôi các con ăn học”, ông K’Tiêu cho biết.

Trung bình một sào dâu nuôi được một hộp tằm giống. Trước khi nuôi tằm phải trồng dâu trước 6 tháng để có nguồn nguyên liệu bảo đảm. Nhờ ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật, năng suất kén cao, trung bình khoảng 45 - 50kg kén/hộp tằm giống.

Nhận thấy nghề trồng dâu, nuôi tằm phù hợp với điều kiện địa phương, lãnh đạo thị trấn Đinh Văn động viên bà con chuyển đổi nghề, mở các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ một phần vốn. Nhiều hộ thấy hiệu quả, đầu tư xây nhà riêng để bảo đảm cho việc nuôi tằm được thuận lợi hơn. Hiện nay, thị trấn đã có gần 1.000 hộ đồng bào Cơ-ho chuyển sang nuôi tằm, với diện tích gần 190ha cà phê, lúa sang trồng dâu.

Không chỉ nuôi tằm, nhiều hộ còn chuyên trồng dâu hái lá, cung cấp cho các hộ nuôi tằm. Với giá kén tằm hiện nay dao động từ 150 - 180 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi gia đình có thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng.

Để bà con gắn bó với cây dâu, con tằm, Đảng ủy, chính quyền thị trấn Đinh Văn đang hỗ trợ cho các hộ, chuyển đổi từ cây trồng khác sang cây dâu 500 ngàn đồng/sào để bà con có kinh phí mua giống, mua phân bón chăm sóc dâu. Đồng thời, địa phương đang tạo chuỗi liên kết, tìm doanh nghiệp để cùng đầu tư bao tiêu sản phẩm giúp bà con ổn định sản xuất.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.