Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lợi nhuận 200 triệu mỗi tháng nhờ nuôi tằm

PV - 15:29, 04/06/2018

Với 4,5ha dâu và nuôi tằm, từ đầu năm 2018 đến nay, gia đình ông Vũ Xuân Trường, ở thôn Đạ Mul, xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng thu lợi nhuận bình quân 200 triệu đồng mỗi tháng. Đây cũng là mô hình trồng dâu nuôi tằm có quy mô lớn nhất huyện Đam Rông hiện nay.

Ông Vũ Xuân Trường cho biết: Từ đầu năm 2017, gia đình ông đã chuyển đổi 4,5ha cà phê già cỗi sang trồng cây dâu cao sản. Cùng với đó, gia đình cũng đã đầu tư gần 2 tỷ đồng để xây dựng khu nhà xưởng với diện tích trên 800m2 để nuôi tằm. Nhà xưởng được thiết kế tường xây, mái lợp tôn, nền láng xi măng, với tổng diện tích sàng nuôi tằm gần 1.000m2. Mỗi sàng nuôi tằm có chiều dài từ 4,5 đến 6m, rộng 1,5m, được bố trí trên những khung sắt với 4 sàng xếp trên 1 khung, có khoảng cách sàng cách sàng từ 60 đến 80cm.

Ông Vũ Xuân Trường và vợ đang cho tằm ăn lá dâu. Ông Vũ Xuân Trường và vợ đang cho tằm ăn lá dâu.

Mỗi ngày, gia đình ông Trường cho tằm ăn 4 lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ đồng hồ. Trong 24 ngày chăn nuôi tằm kể từ khi nở trứng đến có kén, gia đình ông Trường đặc biệt chú ý đến công tác vệ sinh, giữ nhiệt độ phù hợp (đảm bảo từ 24 đến 30 độ c), tránh nắng, gió, độ ẩm, mưa dột để tằm phát triển tốt.

Ngoài ra, lá dâu cho tằm ăn cũng được lựa chọn loại trồng từ 6 đến 8 tháng. Bà Phạm Thị Thoa- vợ ông Trường nói: “Để đảm bảo lá dâu tăng sản lượng và chất lượng, khi trồng dâu được 20cm, gia đình tôi bón phân chuồng kết hợp với phân hóa học DAB, chỉ bón phân 1 lần trong 1 năm. Đảm bảo cho tằm không bị bệnh thì sau khi bón phân 20 ngày mới hái dâu cho tằm ăn mới tốt”.

Với quy trình trên, 5 tháng qua, gia đình ông Trường thu đều đặn mỗi tháng 30 hộp kén, mỗi hộp trung bình 50kg kén tằm. Với giá bán giao động từ 180 đến 200.000đồng/kg kén tằm như hiện nay, trừ chi phí ông thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Không chỉ có vậy, phân tằm cũng đã được gia đình ông gom lại, phơi khô và bán với giá 15.000đồng/kg phân tằm khô để bón cho các loại cây trồng.

Cùng với mô hình trồng dâu nuôi tằm trên, hiện nay, gia đình ông Trường còn canh tác 9ha cà phê, trong đó trồng xen canh 3.000 cây mắc ca, trên 200 cây bơ ghép đã cho thu hoạch bói để phát triển kinh tế gia đình. Để thực hiện mô hình kinh tế của gia đình mình, ông Trường cũng đang giúp 15 lao động ở địa phương có việc làm thường xuyên, với thu nhập bình quần từ 5,5 đến 6 triệu đồng mỗi tháng.

Hiện nay, mô hình trồng dâu nuôi tằm của gia đình ông Vũ Xuân Trường được đánh giá là mô hình trồng dâu nuôi tằm có quy mô lớn nhất, hiệu quả nhất ở huyện Đam Rông.

ĐAM TRỌNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.