Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bằng sông Cửu Long: Nhìn lại chặng đường 10 năm xây dựng NTM

N.Tâm - 10:13, 08/10/2019

Sau 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 563/1.286 xã đã được công nhận đạt chuẩn. Diện mạo cơ sở hạ tầng nông thôn tại những xã này thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, từ thực hiện các tiêu chí của chương trình, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm mạnh.

Đường giao thông vào xã Kế Thành được đầu tư theo chuẩn NTM.
Đường giao thông vào xã Kế Thành được đầu tư theo chuẩn NTM.

Tạo diện mạo mới

Là huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống, thời gian qua, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, nhất là tiêu chí giảm nghèo. Huyện đã phát huy mô hình kinh tế tập thể (KTTT) nhằm giải quyết việc làm cho đồng bào thiếu đất sản xuất. Hiện trên địa bàn huyện có 26 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, với 1.946 thành viên; 59 tổ hợp tác (THT), tập hợp 1.264 thành viên.

Ông Vũ Bá Quan, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Văn phòng chỉ đạo NTM huyện cho biết: Kế Sách là huyện nông nghiệp, trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, huyện đã đẩy mạnh phát triển KTTT, hiện đã đứng đầu tỉnh về tổ chức sản xuất KTTT (tiêu chí số 13). Đặc biệt, thế mạnh của địa phương là cây ăn trái, do đó trong số 26 HTX trên địa bàn, thì có 13 HTX trồng các loại cây ăn trái cho thu nhập cao, như: Vú sữa tím, bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, nhãn…

Tại TP. Cần Thơ, sau khi cơ bản hoàn thành công tác xây dựng xã NTM, các huyện trên địa bàn bắt tay vào việc thực hiện Bộ Tiêu chí về huyện NTM. Đến nay, TP. Cần Thơ có 2/4 huyện được Chính phủ công nhận đạt chuẩn.

Bà Phạm Thị Ngọc Bích, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) cho biết: Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, 12/12 xã của huyện đã đạt chuẩn NTM. Huyện đang vào chặng xây dựng nước rút để tiến đến danh hiệu huyện NTM vào năm 2020.

Khai thác tiềm năng nâng chất lượng tiêu chí

Mô hình thắp sáng đường quê trong xây dựng NTM trên truyến quốc lộ Nam Sông Hậu (xã Long Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng)
Mô hình thắp sáng đường quê trong xây dựng NTM trên truyến quốc lộ Nam Sông Hậu (xã Long Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng)

Mặc dù là tỉnh nghèo, nhưng Đồng Tháp nổi lên là một trong những địa phương tiêu biểu của vùng và cả nước về xây dựng NTM. Hiện nay, trên 50% số xã của tỉnh đã đạt chuẩn NTM và có 1 đơn vị cấp huyện NTM. Trung bình toàn tỉnh đã đạt trên 16 tiêu chí/xã.

Chia sẻ thành công này, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho rằng, cách xây dựng NTM của Đồng Tháp là để người dân làm chủ như đúng tinh thần Nghị quyết số 26/NQ-TW của Trung ương về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

“Tinh thần người dân là chủ thể là như thế nào? Không phải là dân góp bao nhiêu tiền và đất, mà là người dân đứng lên làm chủ làng xóm của mình. Qua các mô hình ở Đồng Tháp, như mô hình Hội quán. Hiện Đồng Tháp có 80 Hội quán với 4.300 thành viên và 17 HTX kiểu mới được thành lập trên nền tảng mô hình này”, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho hay.

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng NTM khu vực ĐBSCL diễn ra tại tỉnh Bạc Liêu mới đây, ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Xây dựng NTM nhìn nhận, các địa phương đã hoàn thành trước 18 tháng chỉ tiêu của Quốc hội và Chính phủ giao về xây dựng NTM, với trên 50% tổng số xã đạt 19 tiêu chí là kết quả rất đáng ghi nhận.

“Xây dựng NTM trên tinh thần tam nông là chiến lược, xây dựng NTM là căn bản, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt và vai trò của nông dân là chủ thể của Nghị quyết số 26/NQ-TW của Trung ương Khóa X”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.